Có khi nào bạn rơi vào tình trạng có quá nhiều ý tưởng mà không biết nên làm cái nào tốt nhất? Người ta gọi đó là Too Many Ideas Syndrome (TMIS) – Hội chứng quá nhiều ý tưởng. Làm thế nào để thoát khỏi vòng luẩn quẩn ấy?
TMIS là hội chứng quá nhiều ý tưởng là gì?
TMIS là hội chứng quá nhiều ý tưởng, dường như không phải một vấn đề quá nghiêm trọng, đặc biệt là những nghề nghiệp thường xuyên đòi hỏi những ý tưởng mới để thúc đẩy năng suất và sự sáng tạo. Nhưng có quá nhiều ý tưởng mà không thể tập trung có thể gây suy nhược cho người mắc phải TMIS như: nhìn chằm chằm vào khoảng không, gây ra sự do dự, trì hoãn, lo lắng thường xuyên và cả mất ngủ.
Tưởng tượng trong đầu bạn bây giờ đang có hàng tá suy nghĩ về các món ăn yêu thích. Bạn muốn đi ăn pizza, ăn Spagety, nửa kia lại muốn ăn đồ nướng Hàn Quốc, tham lam hơn khi nghĩ đến món bánh mỳ chảo thơm phức hay mùi ốc nóng bốc ra…. Làm sao mà trong khoảng 1h buổi tối có thể ăn được món mình thích đủ thời gian để làm việc khác đây? Đó chính là TMIS – hội chứng quá nhiều ý tưởng nhưng tất cả diễn ra trong tâm trí của mỗi người.
Các cách để vượt qua TMIS
Làm thế nào để thoát khỏi tình trạng trên? Dưới đây là những cách để bạn vượt qua được hội chứng nhiều ý tưởng.
1: Thuyết chiếc váy đỏ
Học thuyết này dựa trên tiền đề rằng tại bất cứ bữa tiệc nào: sẽ luôn có nhiều cô gái mặc váy đen hơn những cô mặc váy đỏ, đơn giản màu đỏ nổi bật nên sẽ giành được nhiều sự chú ý. Khi phải đối mặt với một núi những ý tưởng, hãy đánh giá chúng và chọn ra ý tưởng giành được nhiều chú ý nhất từ bạn – giống chiếc váy đỏ trong một biển màu đen. Bạn sẽ biết chính xác những gì cần nắm bắt và lập tức có thể biến chúng thành hiện thực.
2: Hãy tập trung vào ý tưởng có vẻ như ngớ ngẩn
Có gì nghe ngớ ngẩn hơn ý tưởng nuôi dạy con như những tên cướp biển?
Tim Bete, tác giả cuốn sách cực kì thành công “Guide to Pirate Parenting – Why you should raise your kids as pirates and 101 tips on how to do it”, luôn thích thú trong việc theo đuổi những ý tưởng mà ông cho là ngu ngốc nhất. Ông chia sẻ “Khi ý tưởng được phát triển, nó trở thành một trong những ý tưởng tuyệt vời nhất. Chỉ cần có thời gian để chắt lọc, ý tưởng ngớ ngẩn mà bạn luôn nghĩ đến sẽ được “tiến hóa”, mọc ra chân hoặc cánh, một thứ đẹp đẽ hơn rất nhiều.”
3: Những ý tưởng “có chân”
Một cách khác để đối phó với TMIS là dắt chú chó của bạn đi dạo hoặc chạy bộ ngoài công viên. Mục đích là để tránh xa mớ giấy tờ đồ đạc chất đống tại nơi làm việc, khi đó mọi thứ trở đang trở nên rõ ràng hơn. Hãy ghi âm hoặc ghi chép lại những ý tưởng hiện ra khi bạn đang cảm thấy bình thản. Bất cứ ý tưởng nào khiến bạn thấy kích thích nhất chính là ý tưởng bạn nên theo đuổi.
4: Tạo áp lực cho bản thân
Dù không có deadline (hạn chót) nào trước mắt, hãy tự tạo cho bạn một deadline riêng. Qúa nhiều thời gian rảnh rỗi làm trầm trọng thêm sự thiếu quyết đoán và những sai lầm. Học sinh trung học ở Mỹ thường được giao những bài kiểm tra viết nhanh trong 5 phút, sau một thời gian khả năng sáng tạo của đa số học sinh đã được tăng lên đáng kể. Luôn cố gắng giảm thời gian hoàn thành công việc, vì ít thời gian hơn có nghĩa là ít thời gian bị lãng phí cho những ý tưởng không hiệu quả.
5: Dùng trí tưởng tượng để chế ngự TMIS
Rất nhiều người làm nghề viết lách hoặc kinh doanh chủ yếu dựa vào trí tưởng tượng của mình để chế ngự TMIS. Tự tưởng tượng mình là một đầu bếp, não của bạn là nhà bếp, ý tưởng như nồi trên bếp. Hãy thường xuyên hé vung nồi và kiểm tra “thức ăn”, sẽ luôn có một nồi nhanh chín hơn số còn lại – đó là ý tưởng mà bạn phải thực hiện đầu tiên. Thay vì cứ đắn đo giữa các ý tưởng với nhau, lựa chọn thứ có nhiều ưu điểm và có tính khả thi cao nhất.
6: Tổ chức và phân loại ý tưởng theo thị giác
Hãy tổ chức và phân loại ý tưởng của bạn theo dạng bảng đính ghim kèm giấy nhớ. Đây là cách phổ biến mà các nhà văn hay sử dụng, để trực quan hơn hãy đặt mã cho các dạng ý tưởng thông qua màu sắc.
Hy vọng với những thông tin bổ ích trong bài viết sẽ giúp bạn thoát khỏi hội chứng quá nhiều ý tưởng ( chúng ta thường gặp trong đời sống hàng ngày) và đưa ra được quyết định đúng đắn nhất.
Tham khảo: Tri thức trẻ