9 dấu hiệu minh chứng cho thấy bạn có hợp làm Sếp hay không?

Bạn có chắc chắn rằng mình rất thích hợp và đang làm rất tốt ở cương vị của một người Sếp hay không? Bằng việc kiểm tra những dấu hiệu bên dưới đây nhé.

1: Luôn nói: “đây là cách nơi này vận hành, anh/chị có thể thích nó hoặc nghỉ việc”

Đây có lẽ là phản ứng và tâm lý của Sếp khi nhân viên của mình làm không đúng hoặc không tuân theo sự chỉ đạo của mình. Nhưng Sếp có biết là tỏ thái độ như này chỉ làm cho họ thêm nản hơn không? Những nhà lãnh đạo sẽ không bao giờ tiếp cận nhân viên với thái độ này.

9-dau-hieu-minh-chung-cho-thay-ban-co-hop-lam-sep-hay-khong 1

2. Lúc nào mình cũng tốt đẹp trong mắt mọi người

Luôn luôn có ý nghĩ là mình phải thật tử tế, hình mẫu lý tưởng trong mắt nhân viên. Nhưng với một nhà lãnh đạo tốt biết rõ thứ gì thực sự quan trọng. Họ biết mục đích và lý do của mình. Vận hành một doanh nghiệp không phải một cuộc thi thông thường mà người lãnh đạo luôn cố gắng phải giành được chiến thắng và danh tiếng.

9-dau-hieu-minh-chung-cho-thay-ban-co-hop-lam-sep-hay-khong 2

Đây cũng là một trong những dấu hiệu chứng tỏ bạn không có năng lực để làm người cầm đầu.

3. Chỉ đạo vào tất cả mọi việc

Nhà lãnh đạo giỏi luôn biết cách hợp tác, đặt niềm tin đúng chỗ chứ không ôm đồm và cầu toàn những chi tiết lặt vặt. Người lãnh đạo không cần tự làm tất cả mọi thứ, họ tin tưởng và biết đội ngũ nhân viên của mình có thể làm tốt việc gì.

9-dau-hieu-minh-chung-cho-thay-ban-co-hop-lam-sep-hay-khong 3

4. Ghét bỏ, thù hằn người khác dù âm thầm hoặc công khai

Bao giờ cũng thế, người có tố chất lãnh đạo tốt của một công ty sẽ biết cách cân đối các mối quan hệ sao cho hài hòa để được sự tín nhiệm của nhân viên chứ không phải có ý nghĩ ghét bỏ họ.

9-dau-hieu-minh-chung-cho-thay-ban-co-hop-lam-sep-hay-khong 4

5. Tranh công với người khác

Cướp hoặc tranh công với người khác, giành mọi điều tốt về bản thân, đổi lỗi hay biện minh cho hành vi đó bằng sự giả dối. Đó là bản chất của người ích kỉ. Như thế chỉ làm cho nhân viên trở nên căm ghét hơn mà thôi. Họ không có sự kính nể thật sự, có chăng cũng chỉ là sự ‘nghe lời” trước mặt. Đây không phải phẩm chất của một người lãnh đạo thực sự.

9-dau-hieu-minh-chung-cho-thay-ban-co-hop-lam-sep-hay-khong 5

6. Thiếu sự cảm thông và độ lượng

Nhà lãnh đạo lớn có trình độ EQ (trí tuệ cảm xúc) rất cao. Một doanh nghiệp không thể vận hành chỉ bằng sự máu lạnh và vô cảm. Nếu bạn không có hoặc trau dồi được yếu tố này thì chắc chắn bạn không phù hợp làm người lãnh đạo.

9-dau-hieu-minh-chung-cho-thay-ban-co-hop-lam-sep-hay-khong 6

7. Không hiểu rõ về bản thân mình

Người lãnh đạo lớn luôn tiếp tục phát triển sự tự biết mình (self-knowledge) vì họ biết phải tự thấu hiểu bản thân mình trước mới có thể đồng cảm với áp lực và những tình huống khó khăn mà cấp dưới đang trải qua. Chỉ khi thật sự biết mình là ai, bạn mới có thể làm người lãnh đạo tốt.

9-dau-hieu-minh-chung-cho-thay-ban-co-hop-lam-sep-hay-khong 7

8. Nói được mà không làm được

Người đứng đầu một công ty không chỉ am hiểu mà còn luôn luôn biết đúng sai và quan trọng nữa phải nó đi đôi với hành chứ không phải là nói một đằng làm một nẻo. Một người sếp tồi chính là cụm từ để nói về những người như vậy.

9-dau-hieu-minh-chung-cho-thay-ban-co-hop-lam-sep-hay-khong 8

9. Che giấu bản thân và cuộc sống riêng tư

Suy nghĩ luôn đi liền với hành động. Nếu bạn thực sự là một người lãnh đạo tốt thì hãy bộc lộ con người đích thực của mình một cách nhất quán ngay cả khi không trong vai trò lãnh đạo. Nó cũng là minh chứng để thấy rằng tầm thường nhưng có tầm suy nghĩ và khả năng lãnh đạo lại không tầm thường.

9-dau-hieu-minh-chung-cho-thay-ban-co-hop-lam-sep-hay-khong 9

Qua những đặc điểm này chắc hẳn một nhà lãnh đạo đã tự kiểm điểm xem mình còn những thiếu sót nào rồi để bổ sung cũng như sửa đổi. Nhất là những Startup mới bắt đầu thì điều này cũng không kém quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty cũng như lòng tin của nhân viên đối với minh.