Những khó khăn trở ngại lớn nhất của doanh nghiệp start-up năm 2022

Năm 2022 là một năm đầy biến động do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đối với kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng. Theo thống kê tính đến đầu quý IV năm 2022 của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư chỉ có 31,4 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, thấp hơn rất nhiều so với mức cùng kì năm ngoái. Hãy cùng phân tích về những khó khăn, trở mà các doanh nghiệp, đặc biệt là các start-up sẽ gặp phải khi khởi nghiệp trong năm 2022 qua bài viết dưới đây nhé!

1.  Lo ngại ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh khiến kinh tế kiệt quệ

Tình hình dịch bệnh Covid-19 trong năm 2022 tác động nặng nề đến tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam. Từ đầu tháng 5 đến giữa tháng 8 tình hình dịch bệnh bùng phát tại hầu hết các tỉnh thành nghiêm trọng nhất là Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh,… Hàng loạt các biện pháp giãn cách xã hội, tạm ngưng hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ cho phép các mặt hàng thiết yếu được duy trì đã khiến hàng nghìn doanh nghiệp gặp khó khăn, đời sống của người dân cũng không được đảm bảo. Do vậy các start-up cũng cần hết sức thận trọng nếu muốn gia nhập thị trường trong năm 2022 này.

2. Khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn

  • Các kênh huy động vốn của các start-up Việt chủ yếu đến từ nguồn nhỏ lẻ

Các start-up đa số là những bạn trẻ giàu nhiệt huyết có ý tưởng độc đáo muốn đem ý tưởng biến thành sản phẩm để gia nhập thị trường. Nhuwnng lại thường không có nhiều vốn và chỉ mới huy động vốn từ những nguồn quen thuộc như gia đình, bạn bè, vay ngân hàng,… nguồn vốn này thường nhỏ lẻ, hạn chế. Do vậy hình thức huy động vốn này sẽ có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp muốn mở rộng mạng lưới kinh doanh, hay duy trì hoạt động nếu tình hình khó khăn, biến động.

  • Sẽ phải cạnh tranh rất khốc liệt nếu huy động vốn từ các quỹ đầu tư

Mặc dù phong trào huy động vốn từ các quỹ đầu tư cũng đang nở rộ trong những năm gần đây. Các quỹ đầu tư với lượi thế sở hữu nguồn vốn dồi dào. Tuy nhiên các start-up sẽ gặp phải một vấn đề nan giải bởi các quỹ đầu tư ở Việt Nam thường ưu tiên những ngành nghề quen thuộc với lợi nhuận cao như bất động sản, ngân hàng,… Hay các doanh nghiệp đã có chỗ đứng nhất định, có nguồn khách hàng, có nhiều khả năng thành công, lợi nhuận hơn là các doanh nghiệp start-up chỉ mới dừng lại ở ý tưởng đột phá mà lợi nhuận chưa được đảm bảo. Hơn nữa hàng nghìn star-up mới từ các ngành nghề khác nhau cũng đều đang tiến hành tìm kiếm, thu hút các nhà đầu tư rót vốn cho mô hình kinh doanh của mình. Do vậy sự cạnh tranh sẽ là rất khốc liệt nếu các start-up huy động vốn từ các quỹ đầu tư.

3. Các starup trẻ thiếu kinh nghiệm quản lí và tiếp cận thị trường

Một vấn đề hay gặp phải ở các startup Việt là các bạn trẻ mới ra trường muốn tự mình làm chủ, với nhiệt huyết tràn đầy tuy nhiên khi bắt tay vào công việc thì bắt đầu chịu không nổi áp lực lớn, chưa trang bị đủ kiến thức, thiếu kinh nghiệm quản lí vận hành doanh nghiệp. Dẫn đến tình trạng có đến 75% các start-up không duy trì nổi hoạt động trong vòng 3 năm, hay chỉ mới năm đầu thành lập đã rút lui khỏi thị trường.

Các start-up trẻ sở hữu những ý tưởng kinh doanh táo bạo đầy tiềm năng. Tuy nhiên khi thực sự bắt đầu lại gặp khó khăn trong việc đem sản phẩm đến với khách hàng do ý tưởng không phù hợp với đại đa số những người dùng nên không thể triển khai trên quy mô lớn hoặc không thể giúp doanh nghiệp kiếm lời từ ý tưởng.

4. Khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao

Với lối giáo dục đại học thụ động, thiếu tính ứng dụng như ở Việt Nam dẫn đến thực trạng đại đa số sinh viên thiếu kiến thức chuyên môn, kĩ năng, kinh nghiệm làm việc khiến hiệu suất giải quyết công việc kém, không chịu nổi áp lực công việc dẫn đến tình trạng thường xuyên nhảy việc. Do đó các start-up nói riêng và các doanh nghiệp nói chung đều gặp phải tình trạng khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển công ty.

5. Trở ngại về các thủ tục pháp lý

Mặc dù Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư đã và đang triển khai đề án đơn giản hóa thủ tục thành lập doanh nghiệp, hướng doanh nghiệp đến chuyển đổi số, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng kí doanh nghiệp. Tuy nhiên các start-up muốn thành lập doanh nghiệp vẫn gặp phải không ít khó khăn do tâm lí lo ngại các thủ tục hành chính, thiếu hiểu biết về pháp luật.