10 điểm bạn cần luyện tập để trở thành một Leader tốt

Rất nhiều người nghĩ rằng mình là một leader giỏi, cũng có người cho rằng kỹ năng lãnh đạo là thiên bẩm, tuy nhiên sự thật là không phải cứ ở vị trí lãnh đạo thì sẽ trở thành Leader. Kỹ năng lãnh đạo là thứ phải học và luyện tập hàng ngày để có thể trở thành Leader giỏi.

10 điều cần lưu ý nếu đang luyện tập để trở thành Leader

team-leader

1. Liên tục học hỏi vì không ai biết tất cả mọi thứ

Không mội ai có thể biết tất cả mọi thứ. Không có gì phải xấu hổ hay ngại trong việc học hỏi từ người khác, từ nhân viên đến các leader khác trong công ty. Học tập phong cách lãnh đạo của những người bạn thấy thành công và nhờ họ cố vấn. Chịu khó đọc các bài viết trên blog, website về kỹ năng lãnh đạo, follow Twitter, LinkedIn và Facebook của những doanh nhân nổi tiếng. Kỹ năng lãnh đạo của bạn có thể trau dồi theo thời gian thông qua việc tự học, và lắng nghe góp ý từ đồng nghiệp và nhân viên trong công ty.

2. Giao tiếp liên tục

Rất nhiều leaders nghĩ cách mình truyền đạt thông tin đến team là ổn và chính xác. Tuy nhiên cũng có rất nhiều không làm được điều đó bởi họ đã không đặt kỳ vọng một cách cụ thể và hợp lý với team. Cùng ngồi lại với cả team và thống nhất quan điểm trên nhiều phương diện như cách thức giao tiếp, phong cách làm việc trong team, ra bên ngoài, văn hóa chung mà mọi người cần tôn trọng. Ví dụ: cách sử dụng MXH trong công ty hay ra bên ngoài, cách viết mail với mọi người, thay vì viết 1 vài câu ngắn củn thì chịu khó giải thích kỹ càng hơn 1 chút để mọi người không phải gửi mail phản hồi qua lại để hỏi. Sau khi giao dự án cho 1 thành viên trong team, liên tục hỏi một cách cụ thể để xác nhận họ có khúc mắc gì không, bạn cần chắc chắn người đó có thể đảm đương được công việc.

Có thể bạn muốn xem thêm: 

11 phẩm chất cần có để làm một Leader và lãnh đạo tốt

3. Chia sẻ công trạng

Chẳng có gì khó khăn khi nhận mọi công trạng và lời khen về mình. Điều đó lại càng dễ hơn cho những leader, vốn là người chịu trách nhiệm chung về 1 dự án hay mảng công việc. Thực tế, việc này sẽ ảnh hưởng xấu trong dài hạn đến nhân viên bên dưới, họ sẽ không cảm thấy được động viên và cảm ơn vì những gì đã làm ra, và rất có thể sẽ muốn bỏ đi. Khi nhân viên rời bỏ công ty, đó là dấu hiệu có điều gì đó không ổn với người lãnh đạo trực tiếp. Hãy nhớ, luôn đồng hành cùng với các thành viên trong team và kéo họ lên cùng với bạn, vì họ chính là người có thể giúp bạn lên cao hơn trong công ty.

4. Đừng quá chú trọng vào quản lý tiểu tiết

Một trong những thách thức lớn nhất cho mọi leader, là họ luôn muốn làm mọi thứ, đơn giản vì họ ở vị trí có thể làm được điều đó. Quản lý vi mô không bao giờ mang lại kết quả, nó chỉ đơn giản làm bạn cảm thấy stress, bận rộn liên miên và lúc nào cũng không có đủ thời gian làm việc. Thay vì tìm cách để làm mọi thứ, chia sẻ công việc cho mọi người trong team để làm sao từng phần của dự án hay mảng công việc chia nhỏ đó có thể phản ánh đúng điểm mạnh của thành viên trong team. Đó là nhiệm vụ của leader phải nhìn ra điểm mạnh của nhân viên trong team mình và giao cho họ đúng việc. Việc thứ 2 là nhìn bao quát toàn bộ quá trình của dự án, kiểm tra thường xuyên hàng tuần từng cá nhân một để nắm chắc dự án đang ở đâu và sẽ hoàn thành khi nào.

5. Biết cách lắng nghe phản hồi và chấp nhận phê bình

Mọi người đều có thể mắc lỗi. Đừng nghĩ bạn là leader thì có nghĩa bạn không phạm lỗi. Hãy học cách lắng nghe phản hồi từ người khác và chấp nhận phê bình từ xung quanh. Điều quan trọng khi chấp nhận lời phê bình là không được để tâm đến mặt cảm xúc cá nhân hay bị ám ảnh, đau buồn vì nó. Thay vào đó, hãy phân tích lời phản hồi và phê bình, tự đánh giá lại bản thân. Một số phê bình là đúng và có ích cho bạn, một số có thể không phải phản hồi tích cực mà có thể là “ném đá” hoặc “gato”. Khi phân tích lời phê bình, thử nghĩ xem nó được dựa trên cơ sở nào. Điều quan trọng thứ 2 là phải rút ra bài học và áp dụng vào thói quen hang ngày để thay đổi. Hãy nhớ, kỹ năng lãnh đạo là sự luyện tập.

6. Đặt kỳ vọng một cách rõ ràng với nhân viên

Khi bạn không đặt kỳ vọng, đừng hy vọng bạn sẽ nhận được kết quả mong muốn. Thay vì nói giảm nói tránh, hoặc không muốn đề cập, hãy thẳng thắn nói chuyện với nhân viên của bạn. Bạn trông mong gì ở họ, họ có thể hoàn thành nhiệm vụ như thế nào, và khi nào phải trả kết quả cho bạn. Bằng cách này, bạn đã tạo ra môt tiêu chuẩn mà nhân viên có hướng để đi theo và cố gắng để đáp ứng được kỳ vọng của bạn.

7. Thích ứng với thay đổi

Thay đổi là điều luôn diễn ra. Đối với leader, điều đó có nghĩa bạn phải học cách thích nghi với nó, con người mới, cách làm mới, sự kiện mới. Bạn có thể sẽ phải đảm nhận những trọng trách mới, vị trí mới, tuyển nhân viên mới. Khi đó có thể bạn sẽ không dung được những kỹ thuật lãnh đạo nhân viên mà bạn vốn dùng ở bộ phận cũ. Khi đó, bạn cần học cách thay đổi và thích ứng.

8. Hãy biết lắng nghe

Leader rất dễ để nói điều mình muốn nói và đẩy nhân viên theo hướng họ cần. Tuy nhiên, thay vì làm việc đó, bạn có thể lắng nghe người khác nghĩ gì hay nói gì về bạn. Lắng nghe trước khi nói sẽ cho bạn nhiều dữ liệu hơn về những gì sẽ nói. Nếu bạn nói liên tục, người khác có thể sẽ cảm thấy bạn không quan tâm đến việc họ nghĩ gì. Hãy nhớ, ai cũng có quyền được nói và thể hiện bản thân.

9. Đào tạo và phát triển nhân viên của mình

Để phân công công việc hiệu quả hơn, và cũng đồng thời nâng cao giá trị của bạn ở công ty, hãy đào tạo và phát triển những nhân viên bên dưới mình.Sự thật là không có cách nào khác để thực hiện được việc này. Bởi vì bạn là leader, bạn biết những kỹ năng, kiến thức nào nhân viên cần.Hãy dạy họ cách dùng kỹ năng đó và giải thích cho họ những kỹ năng đó có thể phát triển bản thân họ như thế nào, rồi từ đó phát triển công ty ra sao.

10. Luôn là người có trách nhiệm

Luôn luôn, chính bản thân bạn là người chịu trách nhiệm về kết quả của chính bạn và kết quả của cả team. Nếu team không đưa ra kết quả tốt, đó không phải là lỗi của họ, đó là lỗi của leader. Nếu bạn không “lead” nhân viên, đừng mong họ có thể làm việc với sức tốt nhất của họ. Hãy đầu tư vào cá nhân, đào tạo và phát triển từng cá nhân. Khi xảy ra lỗi, đó là trách nhiệm của leader, đừng đổ lên team.

Theo Business Insider