Bản quyền là một vấn đề nhạy cảm trong tất cả lĩnh vực, điều này đặc biệt chú trọng trong lĩnh vực CNTT và nội dung số. Vì vậy, làm thế nào để không vi phạm bản quyền là câu hỏi mà các dev app, dev game nên biết.
Có rất nhiều chi tiết cấu thành nên một ứng dụng, game như code, hình ảnh, gameplay, đồ họa, âm thanh v.v..và tất cả những chi tiết đó nếu không phải do chính bản thân các dev tạo ra thì rất có thể nó đã được đăng ký bản quyền bởi người tạo ra nó. Khi lập trình viên sử dụng lại bằng cách sưu tầm trên internet, hãy cân nhắc và tìm hiểu kỹ nhằm tránh tối đa những vấn đề liên quan đến bản quyền, nhất là những game được hướng đến thị trường quốc tế. Trang tin lamgame.vn đã có một bài viết theo dạng FAQ về vấn đề này, Appota Team xin được tổng hợp lại thành những vấn đề chính sau:
Vi phạm bản quyền có thể bị xóa game trên Store
Mỗi ngày có tới hàng ngàn game/app được tải lên trên các Store và số lượng bị xóa đi cũng không hề ít. Những game là clone game/app, lừa đảo, mã độc và có sử dụng những chi tiết có bản quyền luôn nằm trong mục tiêu truy quét của các Store. Cho dù game của bạn chỉ là một trong số hàng nghìn game khác vẫn đang vi phạm bản quyền nhưng hãy lưu ý vì công sức của bạn có thể đổ sông đổ bể vào một ngày nào đó.
Vi phạm bản quyền có thể vướng vào kiện tụng
Chắc hẳn nhiều người vẫn còn nhớ đến Flappy Bird, một casual game được tạo ra bởi LTV Việt nhưng đã bị một số trang tin nước ngoài như Kotaku cáo buộc có sử dụng hình ảnh của tựa game Mario nổi tiếng và tờ Canada.com cáo buộc Flappy Bird đã bắt chước gần như giống hệt trò chơi tên Piou Piou vs. Cactus. Mặc dù những bên sở hữu bản quyền đã tuyên bố không khởi kiện nhưng rõ ràng có thể thấy được tầm quan trọng của vấn đề sở hữu bản quyền trên sân chơi quốc tế.
Tại Việt Nam, việc kiện cáo bản quyển nội dung số chưa được chú ý đến nhưng khi đã mang game của mình lên kho tải. Các LTV sẽ phải chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình và tốt hơn hêt để tránh kiện cáo, hãy sáng tạo ra những thứ thuộc về mình.
Vụ kiện giữa Karate champ (trái), World karate championship (phải) (Ảnh: Gamasutra)
Thêm một điều: Theo luật bản quyển của Mỹ, nếu bạn sử dụng hình ảnh, âm thanh v.v..có bản quyền vào mục đích sử dụng phi thương mại như giáo dục, nghiên cứu, học tập thì có thể được chấp nhận. Còn nếu bạn có kiếm tiền từ game/app trực tiếp hay gián tiếp thì mặc nhiên đã vi phạm.
Hình ảnh trong game
Như đã nói bên trên, hình ảnh trong game/app được tìm thấy trên internet rất có thể đã có bản quyển. Bạn sẽ không thể sử dụng lại hình ảnh của những nhân vật hoạt hình nổi tiếng như Mickey, Donald, Tom & Jerry v.v..hoặc thậm chí là những người nổi tiếng như Mr Bean, Justin Bieber v.v..Đơn giản, đó là những hình ảnh quá quen thuộc và được sở hữu bởi những cá nhân, tổ chức có tiềm lực.
Flappy Bird bị cáo buộc sử dụng hình ảnh ống cống và nền trời của game Mario
Ngoài ra, những yếu tố khác như item, súng, trang thiết bị mô phỏng tên hoặc hình ảnh của những thứ bên ngoài cũng có thể đã có bản quyển. Bạn nên nhớ, nếu sử dụng bất cứ hình ảnh nào không phải của mình phải xem xét kỹ lưỡng hoặc cách tốt hơn, hãy tự sáng tạo ra những nhân vật của riêng mình
Tên Game/app
Những cái tên như Angry Bird, Clash of Clans v.v..đã được sở hữu bản quyền về thương hiệu, kể cả đặt tên theo kiểu na ná như Clash of Clan, Clash Clans đều bị coi là vi phạm. Bạn nên tránh điều này
Âm thanh
Cũng giống như hình ảnh, âm thanh cũng có bản quyển. Để có thể tìm được những đoạn âm thanh hay cho game, các bạn có thể tìm các đoạn âm thanh nhỏ hoặc hiệu ứng âm thanh được gắn mác “không có bản quyền – uncopyrighted” để sử dụng. Có rất nhiều những đoạn âm thanh như vậy trên internet và tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng.
GamePlay
Về cơ bản, gameplay có thể nhái, clone, bắt chước được nhưng hãy bắt chước một cách có sáng tạo nhất.
Trên thế giới đã có khá nhiều vụ kiện về bản quyền game, các bạn có thể xem thêm tại đây để hiểu rõ hơn về chi tiết cũng như đối chiếu với những vấn để bên trên bài viết. Và các bạn có thể để lại ý kiến của mình ngay dưới bài viết này.
Appota Team (tổng hợp)