Theo nghiên cứu mới nhất từ GlobalWebIndex (GWI), Instagram là mạng xã hội tăng trưởng nhanh nhất thế giới với số lượng người dùng mới tăng 23% trong vòng 6 tháng qua. Nhưng xét trên quy mô người dùng, thuộc top 5 mạng xã hội phôt biến nhất thế giới vẫn là nhưng tên tuổi quen thuộc như Facebook, YouTube, Goolge+, Twitter, và Linkedln.
Theo khảo sát dựa trên phản hồi của 170.000 người dùng từ 32 quốc gia, Facebook hiện tại vẫn là mạng xã hội phổ biến nhất thế giới. Ngoài những người dùng Trung Quốc (bị chặn Facebook và Google), hơn 80% số người tham gia khảo sát cho biết họ đã từng đăng ký tài khoản Facebok; và hơn 50% trong số đó cho biết họ thường xuyên sử dụng Facebook của mình hơn bất cứ mạng xã hội nào khác.
Biểu đồ bên trên biểu hiện sự tăng trưởng của các mạng xã hội qua thống kê số lượng tài khoản người dùng. Cột bên phải càng dài cho thấy mức tăng càng cao trong khi cột xuất hiện bên trái cho thấy mức tăng trưởng đang giảm. Theo biểu đồ bên trên, trang mạng xã hội có số lượng người dùng mới tăng nhanh nhất thuộc về Instagram. Bên cạnh đó cũng có sự tăng đột biến của trang mạng xã hội tại những nước đông dân như Sina, Tencent,…
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy Google+ bất ngờ xuất hiện trong bảng xếp hạng. Một bất ngờ khác là trong danh sách những mạng xã hội đang giảm mức tăng trưởng có cả tên tuổi Facebook. Những trang mạng xã hội đang có xu hướng giảm người dùng bao gồm: Facebook, YouTube, My Space và 2 mạng xã hội của Nga là Odnoklassniki và Vkontakte.
Do sức mạnh của quảng cáo và lượng người dùng thân thiết trước đây, nên các trang mạng lớn vẫn được tăng trưởng bền vững và luôn có xu hướng hợp nhất các trang mạng nhỏ hơn. Trong bất cứ trường hợp nào, các mạng xã hội lớn như Facebook nếu muốn mua lại các trang mạng khác, các trang mạng mới mua vẫn hoạt động độc lập dưới tên tuổi cũ và được xem như một nguồn thu phụ đối với Facebook.
Mặc dù xu hướng của mạng xã hội luôn là phương tiện kết nối tất cả mọi người với nhau nhưng vẫn có một số dịch vụ trong đó bị khách hàng bỏ qua. 10% số người dùng tham gia khảo sát đã cho biết họ thường bỏ qua những dịch vụ không bao giờ cần thiết.
Ngoài ra các nhà nghiên cứu còn thực hiện khảo sát thiết bị được dùng để sử dụng mạng xã hội và yếu tố quốc gia/vùng lãnh thổ có ảnh hưởng như thế nào đến mạng xã hội.
Di động vẫn giữ ngôi vương: Công nghệ di động luôn đồng hành cùng với các dịch vụ mạng xã hội, và các thiết bị di động hiện tại đã trở thành hình thức kết nối phổ biến nhất với 66% người cho biết họ dùng các thiết bị di động để sử dụng mạng xã hội. Điện thoại di động đã vượt xa cả máy tính cá nhân và máy tính bảng để giữ vị trí thiết bị phổ biến nhất với 64% số lượng người dùng.
Tuy nhiên, đối với số người dùng sử dụng blog cá nhân và twitter, máy tính bảng là phương tiện dẫn đầu với 44% số người sử dụng. 29@ người dùng sử dụng điện thoại di động để blogging hay duyệt Twitter. Số lượng người còn lại vẫn trung thành với PC.
Phân tích mạng xã hội theo khu vực địa lý. Trước đây, giới công nghệ điều cho rằng Bắc Mỹ và đặc biệt là Mỹ mới là trung tâm tiêu thụ công nghệ của thế giới, tuy nhiên, hiện nay là sự nổi lên của khu vực châu Á Thái Bình Dương. Tuy nhiên, thống kê trên không bao gồm Trung Quốc do có thể sẽ mất tính tổng quát khi đưa các số liệu của quốc gia này vào nghiên cứu thống kê.
Cuối cùng là biểu đồ mức phổ biến của các mạng xã hội thống kê dành riêng cho Trung Quốc. Qua đó, mạng xã hội phổ biến nhất tại Trung Quốc là Sina Weibo chiếm 80% số lượng tài khoản. Điều đáng chú ý, Trung Quốc cũng là quốc gia có số lượng người sử dụng VPN nhiều nhất để có thể truy cập vào các dịch vụ mạng của các nước khác. Tỷ lệ người dùng Trung Quốc sử dụng VPN lên đến 50% để truy cập vào các dịch vụ mạng xã hội phổ biến như Facebook hay Google+.