Dự đoán xu hướng Content Marketing nửa cuối năm 2016

Những xu hướng Content Marketing được dự báo sẽ làm mưa làm gió nửa cuối năm 2016

1. Nội dung dạng livestream* sẽ tăng vọt và trở nên phổ biến

Nội dung dạng live vẫn đang nằm trong quỹ đạo đi lên, nhưng nó vẫn chưa thực sự được “cất cánh” mạnh mẽ. Các ứng dụng như Meerkat* và Periscope* đã khai thác được thị trường ngách và có được số lượng người dùng đáng kể. Tuy nhiên, để đánh giá chân thực nhất về xu hướng live, chúng ta phải xem nó sẽ được đón nhận như thế nào trên Facebook – mạng xã hội phổ biến nhất thế giới cho đến thời điểm hiện tại. Chính Facebook cũng đã cho ra mắt tính năng livestream, đây có thể coi là một tín hiệu “sáng” và đầy hứa hẹn cho sự nhảy vọt của của dạng nội dung này.

* Livestream là những nội dung dưới dạng video hoặc âm thanh truyền trực tuyến theo thời gian thực (real-time)

* Meerkat là ứng dụng giúp người dùng truyền trực tuyến video cá nhân đươc phát triển cho nền tảng iOS. Ngoài ra, ứng dụng liên kết mạnh mẽ với mạng xã hội Twitter, người dùng có thể tweet trực tiếp video của mình lên tài khoản Twitter để những người khác có thể xem và comment trực tiếp ngay trong video.

* Periscope cũng tương tự như Meerkat, được liên kết mạnh mẽ với Twitter. Ứng dụng này được phát triển cho cả nền tảng iOS và Android.

2. Thương hiệu cá nhân sẽ trở nên quan trọng hơn

Đến thời điểm hiện tại, có thể thấy Content Marketing đã làm tốt vai trò của mình trong việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp. Tuy nhiên, có một thực tế là người dùng đang ngày càng bị thu hút bởi thương hiệu cá nhân.

 Dự-đoán-xu-thế-Content-Marketing-nửa-cuối-2016-2.jpg

 

Các đánh giá của khách hàng cho thấy, thương hiệu cá nhân đáng tin cậy, dễ tiếp cận và linh hoạt hơn do có sự hiện hiện của “con người” chứ không chỉ là sản phẩm, dịch vụ như thương hiệu doanh nghiệp. Vì cuộc cạnh tranh về Content Marketing đang ngày càng nóng lên, chắc chắn thương hiệu cá nhân trong tương lai sẽ đóng vai trò không thể thay thế.

3. Video dọc (Vertical video) sẽ ngày càng trở nên phổ biến

Snapchat là một trong những thương hiệu đầu tiên thử nghiệm và phổ biến video định dạng dọc. Điều này buộc các thương hiệu phải thích ứng để tạo ra trải nghiệm tối ưu nhất cho người dùng trên di động. Chỉ vài tháng trước đây, bước đi này của Snapchat còn được coi là một sự phân cực, khiến cho Snapchat ở 1 phía khác biệt với các nền tảng mạng xã hội khác. Nhưng hiện tại, rất nhiều bên đã học tập Snapchat. Thực tế, đa số người dùng trên di động không thích việc phải xoay màn hình từ dọc sang ngang khi xem video, chính vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi những video dọc sẽ bắt đầu trở nên phổ biến trong tương lai gần.

4. Thời kỳ của công nghệ thực tế ảo (VR – Virtual Reality) vẫn chưa thực sự tới

Buổi ra mắt kính thực tế ảo Oculus Rift của Facebook hồi đầu năm có thể coi là chất xúc tác cho cuộc cách mạng VR. Mặc dù kính thực tế ảo đã nhận được phản hồi tốt và các thương hiệu đã bắt đầu phát triển những nội dung tương thích với nó, thì ngay cả ông lớn Facebook cũng phải thừa nhận rằng, doanh số của thiết bị này “có thể” sẽ chỉ tăng nhẹ trong năm 2016.

Dự-đoán-xu-thế-Content-Marketing-nửa-cuối-2016-3

Mặc dù VR có thể phát mạnh mẽ, nhưng ở thời điểm hiện tại, nó vẫn còn rất mới, và đa số người dùng vẫn chưa thực sự sẵn sàng cho trải nghiệm nhập vai. VR đại diện cho một tầm nhìn đầy mạnh mẽ và thú vị về nội dung và tiếp thị nội dung trong tương lai, nhưng đối với nửa cuối năm 2016, có thể bạn sẽ không cần phải lo lắng về nó.

5. Nội dung do người dùng tạo ra sẽ ngày càng được nhiều thương hiệu sử dụng

Phần lớn các thương hiệu vẫn chưa khai thác hết được tiềm năng của những nội dung do người dùng tạo ra. Việc khuyến khích khách hàng tạo ra nội dung không chỉ làm cho họ gắn bó hơn với thương hiệu của bạn, nó còn cung cấp cho bạn những nội dung miễn phí (hoặc gần như miễn phí). Amazon đang làm rất tốt với những đánh giá của khách hàng và nội dung hỏi đáp (Q&A). Hãy cùng quan sát xu hướng này trong nửa cuối năm 2016, khi mà các ứng dụng cá nhân khác ngoài Facebook như Instagram hay Snapchat cũng bắt đầu được chú ý và đánh giá cao trong cộng đồng marketing.

6. Các “câu chuyện” sẽ được kể theo những cách mới hơn

Các content marketer đã góp phần khiến cho storytelling trở thành một bước ngoặt trong tiếp thị nội dung: kể câu chuyện về thương hiệu của bạn, kể câu chuyện về khách hàng của bạn, hoặc cho một số ẩn dụ khéo léo rồi qua đó nêu bật được thông điệp của bạn. Storytelling hiện nay bắt đầu trừu tượng hơn, các câu chuyện chứa đựng nhiều cảm xúc, nhiều sự tương tác hơn. Có rất nhiều cách kể chuyện, và khi đã có rất nhiều người kể những câu chuyện khác nhau thì phần thưởng chỉ dành cho những người kể theo cách mới nhất và hay nhất.

7. Ngân sách cho Content Marketing vẫn sẽ tiếp tục tăng

Theo một nghiên cứu nhỏ với 350 marketer, họ đã và đang tăng ngân sách cho content marketing. Thực tế là đa số các marketer đang tăng ngân sách ở rất nhiều mảng khác nhau, bao gồm cả SEO và truyền thông mạng xã hội. Điều này có tích cực hay không? Liệu tỷ lệ chuyển đổi có tăng hay không? Rất khó để trả lời chính xác, tuy nhiên có một điều chắc chắn là ngày càng có nhiều người đầu tư nhiều hơn cho content marketing.

Nguồn: Brandsvietnam