Bạn có chắc mình hiểu hết về 4P trong Marketing và 4P trong Marketing Mix là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay ở dưới bài viết này nhé.
Khái niệm Marketing 4P lần đầu tiên được giới thiệu dưới thuật ngữ Marketing mix (tiếp thị hỗn hợp) trong một bài báo của Neil Borden vào năm 1964. Ở thời điểm đó, thuật ngữ Marketing mix này bao gồm khá nhiều yếu tố như: sản phẩm, kế hoạch marketing, phân phối, giá cả, thương hiệu, bao bì, quảng cáo, khuyến mãi, tính cá nhân hóa).
Sau đó, chuyên gia marketing E. Jerome McCarthy đã nhóm các yếu tố này lại thành 4 phần cơ bản góp phần rất lớn vào việc xây dựng & phát triển các chiến lược marketing mà ngày nay chúng ta vẫn gọi là 4P marketing.
Vậy marketing 4P là gì? 4P trong Marketing là gì?
Marketing hỗn hợp là khái niệm trong marketing, thường được biết đến là 4P marketing gồm các công cụ tiếp thị được marketer dùng để đạt được mục tiêu tiếp thị của mình.
4P trong Marketing gồm những gì?
4P trong Marketing là mô hình marketing bao gồm 4 yếu tố cơ bản: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Địa điểm), Promotion (Quảng bá). 4 yếu tố này còn được gọi là Marketing hỗn hợp hoặc Marketing Mix. Mức độ thành công ở việc áp dụng 4P trong Marketing sẽ ảnh hưởng mạnh đến doanh thu của bạn.
Liệu mọi người có mua những gì bạn đang bán?
4P marketing
4P – Tổng hợp 4 yếu tố chính trong Marketing 4P
Để trả lời cho câu hỏi này, các chuyên gia marketing cho rằng có 4 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng. 4 yếu tố này được gọi là marketing hỗn hợp hoặc 4P trong Marketing
Product (Sản phẩm): Bạn sẽ bán gì?
Price (Giá): Bạn tính phí bao nhiêu cho sản phẩm?
Place (Địa điểm): Khách hàng sẽ mua sản phẩm ở đâu?
Promotion (Quảng bá): Khách hàng sẽ tìm hiểu về sản phẩm như thế nào?
Product – Sản phẩm
Để xác định nên bán những gì, bạn phải hiểu nhu cầu của khách hàng tiềm năng đối với sản phẩm/ dịch vụ và sau đó, điều chỉnh sản phẩm mà bạn sẽ bán để đáp ứng những nhu cầu đó.
Càng đáp ứng mong đợi của khách hàng, bạn càng có nhiều cơ hội để họ mua hàng của bạn, giới thiệu bạn với người khác và quay lại lần nữa trong tương lai.
Product (sản phẩm) là yêu tố đầu tiên của 4P Marketing
Một số điểm quan trọng cần xem xét khi thiết kế sản phẩm bao gồm:
• Sản xuất hàng loạt hoặc sản xuất theo đơn đặt hàng
Sản phẩm của bạn sẽ được sản xuất hàng loạt và giống nhau cho mọi người mua, hay bạn sẽ cung cấp một sản phẩm riêng biệt tùy theo nhu cầu khách hàng?
• Sản phẩm bạn
Sản phẩm của bạn có phải là:
– Loại hàng tiện dụng (convenience good): thứ mà mọi người thường phải mua thường xuyên với chi phí thấp (kem, tạp chí, thuốc lá, nước, …)
– Loại hàng mua sắm (shopping good): thứ họ sẽ cân nhắc mua sắm và so sánh các sản phảm thuộc các thương hiệu khác nhau (đồ nội thất, quần áo, thiết bị điện tử, …)
– Loại hàng đặc biệt (specialty good): thứ đặc biệt họ sẽ chỉ mua vài lần, như một món quà đắt tiền hoặc mặt hàng xa xỉ (xe máy, đồ cổ, bộ sưu tập tranh, …)
– Loại hàng thụ động (unsought good): thứ mà người tiêu dùng không hề biết đến và cũng không mong muốn mua chỉ trừ khi trường hợp đặc biệt (bảo hiểm tai nạn, dịch vụ mai táng, bình chữa cháy, …)
Hiểu rõ sản phẩm của bạn phù hợp với loại nào rất quan trọng trong việc xác định cách định giá, bán ở đâu và làm thế nào để quảng bá nó.
• Sản phẩm mới hoặc đã tồn tại trên thị trường
Nếu sản phẩm mà bạn sẽ bán là sản phẩm mới, bạn sẽ phải giáo dục thị trường, thuyết phục mọi người rằng họ cần nó và tạo ra một nhu cầu cho sản phẩm.
Nếu bạn đang tạo ra phiên bản cải tiến cho một sản phẩm đã có sẵn, bạn cần cho mọi người thấy rằng nó tốt hơn về tính năng hoặc có giá rẻ hơn so với mặt hàng đối thủ đang cung cấp.
• Kiểm tra sản phẩm
Đôi khi, một lỗi nào đó (dù lớn hay nhỏ) về sản phẩm cũng có thể khiến mọi người thất vọng, khiến doanh thu giảm sút.
Hãy chắc chắn sản phẩm bạn sắp tung ra thị trường có được phản hồi tốt từ những người phù hợp với hồ sơ khách hàng tiềm năng của bạn.
Dưới đây là các câu hỏi gợi ý mà bạn có thể áp dụng:
– Sản phẩm có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng?
– Sản phẩm cần có tính năng gì để đáp ứng những nhu cầu trên?
– Khách hàng sẽ sử dụng sản phẩm như thế nào?
– Vẻ ngoài, bao bì của sản phẩm trông ra sao?
– Khách hàng có thể trải nghiệm thử sản phẩm trước khi mua hay không?
– Kích cỡ, màu sắc, tên của sản phẩm có thu hút sự chú ý?
– Sản phẩm có gì khác biệt so với đối thủ?
– Giao diện website được ví như “bao bì” sản phẩm nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng. Còn UX lại có vai trò giúp nâng cao trải nghiệm & sự hài lòng người dùng trên webiste.
Price – Giá cả
Chi phí mà bạn bán sẽ ảnh hưởng đến số lượng sản phẩm bán được.
– Nếu giá của bạn quá thấp, điều đó có thể khiến khách hàng nghĩ sản phẩm có chất lượng kém hay bạn sẽ có ít lợi nhuận hơn.
– Nếu giá của bạn quá cao, khách hàng có thể mua ít hơn hoặc mua với số lượng nhỏ hơn.
Để xác định chi phí sản phẩm, bạn nên xem xét:
– Chi phí của sản phẩm (gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi)
– Giá sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh
– Số tiền khách hàng sẵn sàng trả cho sản phẩm của bạn
Biết các yếu tố trên sẽ giúp bạn xác định lợi nhuận thu về từ hàng hóa hoặc dịch vụ của bạn.
Place – Địa điểm
Địa điểm (Place) là nơi bạn sẽ bán sản phẩm và cách bạn sẽ phân phối nó.
– Bạn sẽ bán sản phẩm trực tiếp cho khách hàng, hay bạn sẽ giao cho các đại lí hoặc nhà phân phối, những người sẽ bán nó thay bạn?
– Nếu bạn tự bán sản phẩm, bạn sẽ bán qua Internet, qua mail hay tại một cửa hàng?
– Địa điểm bạn chọn có thuận tiện để khách hàng tiềm năng ghé qua mua hàng không?
Cho dù bạn mới bắt đầu kinh doanh, việc xem xét các phương thức phân phối mới, hoặc cố gắng bán sản phẩm của mình ra nước ngoài có thể sẽ hữu ích với bạn.
– Lựa chọn và thiết lập địa điểm:Cố gắng quyết định nơi đặt doanh nghiệp của bạn và làm thế nào để nó ổn định ngay khi bạn đến đó? Hãy xem xét những lựa chọn của bạn.
– Quản lý chuỗi cung ứng:Quản lý hiệu quả chuỗi cung ứng có thể giúp bạn tạo ra một quy trình liền mạch từ lúc chuẩn bị sản xuất cho đến khi giao hàng và tiêu thụ
– Xuất khẩu: Phát triển công ty của bạn bằng cách kinh doanh sản phẩm và dịch vụ ở nước ngoài.
Promotion – Tiếp Thị
Promotion trong marketing là hình thức quảng bá sản phẩm để nhiều người dùng biết đến. Đây là yếu tố quan trọng trong mô hình 4P Marketing quyết định doanh thu của một doanh nghiệp.
Để khách hàng mua hàng của bạn, họ cần phải biết về nó, có ấn tượng tích cực và tin chắc rằng họ cần hoặc muốn sản phẩm.
Có rất nhiều chiến thuật bạn có thể sử dụng để quảng bá sản phẩm tới các khách hàng tiềm năng, bao gồm:
– Quảng cáo truyền thống trên truyền hình, đài phát thanh, bảng quảng cáo, trên báo chí hoặc tạp chí
– Quảng cáo trên Internet, social media và các kỹ thuật quảng cáo online khác
– Tham gia các triển lãm/hội chợ thương mại và các sự kiện
– In tờ rơi quảng cáo
– Marketing trực tiếp qua điện thoại (telemarketing), thư và e-mail
Xác định phương pháp nào phù hợp với doanh nghiệp phụ thuộc vào ngân sách và khách hàng tiềm năng của bạn.
Trong phần Promotion, bạn cần quan tâm những vấn đề như sau:
– Ở đâu và khi nào bạn có thể truyền thông điệp marketing của mình đến thị trường mục tiêu?
– Bạn sẽ tiếp cận khách hàng của mình bằng cách quảng cáo trên báo? Trên truyền hình? Đài phát thanh? Bằng bảng quảng cáo? Bằng cách sử dụng email? Thông qua PR? Hay sử dụng internet?
– Thời điểm nào là thích hợp nhất để quảng bá sản phẩm? Có những mùa hoặc những dịp đặc biệt nào trên thị trường? Có bất kỳ vấn đề môi trường nào ảnh hưởng đến thời gian ra mắt sản phẩm, hay giai đoạn quảng bá sản phẩm tiếp theo không?
– Đối thủ cạnh tranh đã sử dụng các biện pháp chiêu thị như thế nào? Những biện pháp đó có ảnh hưởng đến hoạt động chiêu thị mà bạn đã chọn không?
Phát triển 4P trong Marketing Mix
Óc sáng tạo và khả năng nắm bắt được xu hướng là hai trong số những yêu cầu cần phải có của một Marketing Manager.
Nhưng chỉ dựa vào 2 yếu tố này thì có thể dẫn đến việc các sản phẩm mới đầy sáng tạo có thể không đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Để có thể thành công, marketing mix cần phải dựa trên việc nghiên cứu rõ yếu tố 4P trong marketing, đồng thời kết hợp với sự đổi mới thông qua 7 bước sau:
Xác định điểm bán hàng độc nhất
Unique selling point (USP hay Điểm bán hàng độc nhất) là những giá trị mà chỉ có riêng sản phẩm/dịch vụ của bạn mới có được.
Đây chính là điểm khác biệt giúp bạn nổi bật hơn so với các đối thủ.
Thông qua các khảo sát người tiêu dùng, tìm cách đáp ứng được nhu cầu của họ, bạn sẽ biết xác định được đâu là đặc điểm hoặc tính năng chính của sản phẩm giúp nó được nhiều người yêu thích.
Thấu hiểu khách hàng
Xác định khách hàng của mình thông qua các câu hỏi:
– Ai là người sẽ mua sản phẩm?
– Nỗi đau / vấn đề mà họ đang gặp phải là gì?
– Họ mong muốn một sản phẩm như thế nào?
Hiểu được nhu cầu khách hàng sẽ giúp bạn đưa ra các offer đúng với insight vào đối tượng mà mình hướng tới, từ đó marketing hiệu quả hơn.
Tìm hiểu đối thủ
Chi phí và các lợi ích đi kèm như giảm giá, bảo hành, ưu đãi đặc biệt, … của đối thủ phải được xác định và phân tích đánh giá kĩ lưỡng.
Công việc này sẽ giúp bạn đưa ra mức giá cho sản phẩm của mình một cách thực tế, khách quan nhất phù hợp với người tiêu dùng.
Đánh giá các kênh phân phối và địa điểm mua hàng
Đến bước này, người làm marketing cần tìm hiểu được:
– Khách hàng tiềm năng thường mua hàng ở đâu?
– Họ thường sử dụng kênh social nào?
– Việc chọn lựa kênh phân phối và hình thức marketing cần phải được cân nhắc kĩ lưỡng. Vì nhiều kênh Internet online (như Facebook, website, Youtube, …) có thể target số lượng khách hàng lớn trên phạm vi rộng.
Trong khi đó, nếu sản phẩm chỉ phục vụ một thị trường nhất định, marketer thường sẽ tập trung đẩy mạnh kênh/khu vực địa lý cụ thể.
Phát triển chiến lược truyền thông (Promotion)
Dựa trên việc xác định đối tượng khách hàng tiềm năng và thiết lập mức giá cho sản phẩm, đến bước này, chiến lược truyền thông marketing cần được thực hiện.
Dù sử dụng bất kỳ phương thức quảng cáo nào cũng cần phải đảm bảo tính thu hút khách hàng tiềm năng, đồng thời các tính năng và lợi ích của sản phẩm được làm nổi bật, dễ hiểu.
Kết hợp các yếu tố và kiểm tra tổng thể
Đến bước này, bạn cần phải xem xét các yếu tố trên khớp với nhau như thế nào?
Vì cả 4 yếu tố trong 4P Marketing đều bị phụ thuộc và có liên quan mật thiết đến nhau, kết hợp với nhau tạo nên một chiến lược thành công.
– Các kênh phân phối, kênh marketing có củng cố giá trị của sản phẩm hay không?
– Tài liệu quảng cáo có phù hợp với kênh phân phối được đề xuất?
Trên đây là một số kiến thức về 4P trong Marketing và 4P trong Marketing Mix cho bạn đọc tham khảo. Hy vọng chúng có ích cho mọi người.
Nguồn bài: gtvseo.com