7 Marketing trend nổi bật của năm 2022 mà mọi Marketer cần biết

 Sự phát triển của các phương tiện truyền thông trên mạng xã hội đang trên đà phát triển, đồng nghĩa với việc các xu hướng xã hội liên tục được cập nhật mỗi ngày. Điều này cũng khiến các Marketer phải “đau đầu” với việc cập nhật kịp cùng các xu hướng, vì Marketing của những năm 2020 – 2021 thậm chí đã trở nên lỗi thời trong những tháng mới của 2022. Một kế hoạch Marketing thành công và dài hạn sẽ phụ thuộc rất lớn vào việc nắm bắt được chính xác những chuyển động của mạng xã hội và những xu hướng hiện tại. Hãy cùng tìm hiểu ngay 9 xu hướng marketing thiết yếu mà mỗi Marketer cần “bỏ túi” cho năm 2022 nhé !

7 trend marketing năm 2022

 

  1. Cá nhân hoá mọi trải nghiệm – một cách mới để chiếm được trái tim người dùng

Marketing cá nhân hoá là phương thức thực hiện một chiến lược truyền tải những nội dung cá thể hoá đến đối tượng truyền thông thông qua việc thu thập, phân tích dữ liệu. Mục tiêu của Marketing cá nhân hoá là thực sự tương tác với khách hàng (đặc biệt là khách hàng tiềm năng) như những cá nhân riêng biệt.

Marketing cá nhân hóa đến từng cá nhân ở một quy mô lớn đòi hỏi sự kết hợp giữa dữ liệu đúng với công nghệ phù hợp. Để tạo ra hiệu suất cao nhất và lợi ích lớn nhất, các marketer phải tập trung vào bốn bước trong quy trình cá nhân hóa:

– Nhận biết và tiếp cận đúng người tiêu dùng trên các thiết bị của họ;

– Xây dựng hồ sơ cá nhân và ẩn danh được làm phong phú với mỗi tương tác thương hiệu qua thời gian;

– Đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu thu thập được về thông điệp tốt nhất để chuyển tải đến đối tượng

– Đo lường tác động của những nỗ lực đó trên tất cả các kênh truyền thông.

7 trend marketing năm 2022 2

Với cách tiếp cận này, marketer có thể điều chỉnh từng tương tác thương hiệu và trò chuyện với người tiêu dùng của họ theo cách tối ưu nhất, vào đúng thời điểm chính xác – điều hứa hẹn sẽ thay đổi hoàn toàn cách thức giao tiếp thông thường mà bất cứ phương thức truyền thông truyền thống nào từng làm.

2. Video – content và sự lên ngôi của  live-stream

Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đã thay đổi cách mỗi chúng ta giao tiếp với nhau, và giao tiếp với cả xã hội bên ngoài. Mọi người dành phần lớn thời gian ở nhà thay vì tham gia các sự kiện trực tiếp hoặc ra mắt sản phẩm của các nhãn hàng. Chìa khóa thành công của Marketing trong thời gian này chính là sự tập trung vào những người có ảnh hưởng – Influencers hay KOLS với lượng khán giả trung thành để tiếp thị và quảng cáo sản phẩm và dịch vụ của họ. 80% người dùng đều cho rằng họ đang dần trở nên hứng thú hơn với những nội dung trên live-stream. Điều này cho phép người xem có thể tương tác với những Influencers hay KOLS, và trực tiếp bàn luận về sản phẩm và việc mua sắm trong khi xem các live-stream này.

7 trend marketing năm 2022 3

 Instagram và Facebook đã chứng kiến ​​mức tăng tương tác của người dùng với các video trực tiếp; những tiến bộ của TikTok trong các tính năng video trực tiếp cũng có thể trở thành điểm nhấn vào năm 2022. Các thương hiệu cũng nên sử dụng các nền tảng OTT để tạo ra nhiều nội dung video trực tiếp hơn, chẳng hạn như sử dụng Amazon live để tổ chức các sự kiện quảng cáo.

3. Thảo luận về những gì quan trọng: tính bền vững, thiện chí, bảo vệ môi trường và hơn thế nữa

Khi công chúng thừa nhận các quan điểm khác nhau liên quan đến tính bền vững, thiện chí, biến đổi khí hậu, body-shaming và nhiều vấn đề khác, họ cũng đang xem xét kỹ lưỡng các thương hiệu và doanh nghiệp để chọn sản phẩm phù hợp với tất cả các tiêu chuẩn. Thật khó để người tiêu dùng kết nối với các thương hiệu thiếu trách nhiệm đối với con người hoặc môi trường. Nhiều thương hiệu đã bắt đầu thiết kế các sản phẩm không thử nghiệm trên động vật, hay thân thiện với môi trường, và gây được tiếng vang lớn đối với sự lựa chọn của người tiêu dùng.

4. Nội dung nhưng “không-phải-nội-dung”

Mặc dù các thương hiệu nên cố gắng hết sức trong việc lập chiến lược nội dung, nhưng họ cũng nên đảm bảo rằng khán giả của họ đang thật sự sử dụng những nội dung đó, một cách dễ dàng. Không một khách hàng nào thích những nội dung sử dụng những từ hoa mỹ – nhưng lại quá khó hiểu, hay một thông điệp quá dài dòng và không có trọng tâm. 

7 trend marketing năm 2022 4

Hơn 55% người Mỹ nghe podcast khi đang đi du lịch hoặc đi làm. Ngoài ra, việc sử dụng hình ảnh và tránh các đoạn thông tin dài dòng có thể cho phép người dùng hiểu được thông tin trong vòng 10-15 giây. Mặc dù Gen-Z không hoàn toàn chiếm số lượng quá lớn, nhưng thế hệ này chắc chắn là những ” kẻ thống trị” của mạng xã hội. Việc sử dụng những nội dung nhưng không “quá-cố” bằng việc sử dụng nhiều hơn các thiết kế đồ họa và hình ảnh có thể dẫn bạn đến thành công.

5. User-generated content – nội dung hướng đến người dùng

User-Generated Content (UGC) hiểu đơn giản là nội dung do người dùng tạo ra. UGC được xem là một dạng của Word-of-mouth (Marketing truyền miệng). Ra đời trong thời đại mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, UGC xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ trang cá nhân đến các phần bình luận đều có thể trở thành không gian cho người dùng “sáng tạo” content: bình luận, chia sẻ, đánh giá .Dù kinh doanh bất kỳ sản phẩm hay dịch vụ nào, một trong những mục tiêu quan trọng nhất  của các doanh nghiệp vẫn là tạo ra những khách hàng tiềm năng. Khi cộng đồng có thiên hướng gia tăng sự tương tác với những dạng nội dung mang tính “kết hợp” giữa thương hiệu và người dùng, UGC là hình thức Marketing hiện đại mà doanh nghiệp cần ứng dụng vào trong chiến lược nếu muốn thu hút khách hàng.

7 trend marketing năm 2022 5

Các loại User-Generated Content phổ biến trên mạng xã hội có thể được kể đến như:

  • Đánh giá (Review)
  • Ảnh và video tag tên thương hiệu (Tagged photos and videos)
  • Unboxing – đập hộp sản phẩm

6. Sử dụng từ khóa để thúc đẩy lượng truy cập

Hãy bắt đầu bằng việc đảm bảo rằng trang web của doanh nghiệp sử dụng các nội dung liên quan và được nhắm mục tiêu đến các từ khóa bạn muốn được tìm thấy. Điều này sẽ đảm bảo rằng bạn có được người dùng truy cập trang web từ các công cụ tìm kiếm như Google. 

Một cách tối ưu hơn để tìm ra yếu tố cần thiết cho xếp hạng cao hơn là sử dụng trang web của đối thủ cạnh tranh của bạn làm thước đo. Bạn có thể sử dụng các từ khóa giống nhau hoặc tương tự và xem chúng được sử dụng như thế nào trên trang web của họ. Điều này sẽ cho bạn biết liệu họ có đang nhắm mục tiêu những từ khóa đó một cách hiệu quả hay không.

7. VR và AR

Thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) về cơ bản là những thứ giống nhau nhưng với công nghệ khác nhau. Không dễ để tách rời cả hai vì chúng có thể được sử dụng để bổ trợ cho các mục đích của nhau. VR thường bao gồm các mô phỏng hoặc thế giới kỹ thuật số mà bạn có thể nhìn thấy và đắm chìm trong đó, trong khi AR sử dụng thông tin kỹ thuật số phủ lên thông tin vật lý để tạo ra một môi trường ảo mà bạn có thể tương tác. Một ví dụ nổi tiếng chính là sự phát triển của Meta hay Metaverse –  một sản phẩm kế thừa của mạng xã hội trong tương lai. 

7 trend marketing năm 2022 6