Google Reader khai tử là một tin sốc cho rất nhiều người làm trong lĩnh vực truyền thông đa phương tiện và quảng cáo trên thế giới. Với việc Google bước ra khỏi thị trường, những nhà thu thập tin tức RSS vốn sống dưới bóng Google sẽ có cơ hội chia sẻ thị phần lớn hơn rất nhiều so với trước đây. Việc ra đi của Google Reader không những không làm RSS chết đi mà trong thực tế, nó đang khiến RSS trở nên lớn mạnh hơn bao giờ hết. Và đây là lí do:
Cộng đồng RSS ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống mạng.
Người dùng RSS chính là những người tổng hợp, thu thập tin tức, và là những người đầu tiên lan truyền thông tin trên mạng, làm khuấy động các mạng xã hội như Facebook và Twitter. Nhờ có RSS, nhóm người này mới có thể nhanh chóng thu thập thông tin mới và phát tán nó trên mạng. Các nhà báo lại chính là những người cung cấp tin tức đầu tiên và họ có thể là một trong những người sử dụng trung thành của Google Reader. Người dùng RSS tận tụy là những người đã tạo ra các dòng tin tức xã hội mà chúng ta thấy hàng ngày trên các phương tiện truyền thông xã hội. Không có RSS, các cuộc tranh luận và bàn luận lưu trữ trên Internet sẽ bị thu hẹp nghiêm trọng.
Google Reader khai tử, dấu hiệu tái sinh của RSS
Đã đến lúc xã hội hóa RSS
Một thứ muốn tồn tại và phát triển mạnh mẽ trong xã hội ngày nay cần đáp ứng đủ các tiêu chí xã hội hóa, di động hóa và cá nhân hóa. Nhiều người tin rằng RSS đang thiếu tất cả những tiêu chuẩn trên.
Tháng 10 năm 2011, Google quyết định khai tử Google Reader nhằm phát triển nền tảng Google+. Đồng nghĩa với việc phát triển Google+, Google đã dập tắt hoàn toàn cơ hội phát triển của Reader trong kỉ nguyên xã hội hóa. Ngay cả Jason Shellen, người sáng lập ra Google Reader cũng không ngạc nhiên với sự ra đi của nó. Ông cho rằng việc thiếu tính xã hội hóa và đáp ứng nhu cầu cá nhân người dùng là những nguyên nhân chính khiến nó không thể tồn tại bền vững.
Theo báo cáo thống kê của Mediafed, năm ngoái, người dùng Google Reader đã giảm 50% so với những nền tảng sử dụng RSS khác của Mediafed. Chỉ có 7% người ghé thăm Mediafed vẫn sử dụng Google Reader trong khi con số này 2 năm trước là 16%. Một vài tuần sau khi Google thông báo Reader đã đóng cửa, Mediafed đã thống kê sự sụt giảm 2 triệu người dùng.
Nhiều công ty sẽ được hưởng lợi từ việc người dùng từ bỏ Google Reader. Feedly đã tăng thêm 3 triệu người dùng mới khi tin tức Readers đóng cửa được đưa ra. Đồng nghĩa với việc tăng người dùng đột biến, họ phải mở rộng băng thông gấp 10 lần, thêm nhiều server để đáp ứng nhu cầu đang tăng nhanh. Các ứng dụng di động của Feedly vừa đứng thứ nhất trong bảng xếp hạng các ứng dụng được tải cho hệ điều hành iOS và Android, theo App Store và Google Play của Mỹ trong suốt tuần thứ 3 tháng 3. Đây thực sự là cơ hội ngàn vàng cho các công ty khác trên thị trường quảng cáo số.
Digg đang muốn xây xựng phần mềm thay thế Google Reader và Zite muốn tạo nên một Google Reader thứ hai. Trang báo mạng Taptu đã thông báo số lượng người sử dụng tăng 40% chỉ trong 2 tuần do sự di chuyển sang Taptu của một bộ phận người dùng Reader cũ.
Twitter không thể thay thế RSS
Twitter cung cấp cho người đọc những tin tức được cập nhật. Tuy nhiên người đọc RSS được cá nhân hóa nhu cầu của mình. Ngoài ra, RSS có khả năng lưu lại các bài báo để người dùng có thể quay lại và đọc trong thời gian rảnh rỗi của mình mà không bị mất dữ liệu nào. RSS được sử dụng như một công cụ lưu trữ và cập nhật, chứ không chỉ cung cấp những mẩu vụn tin tức như Twitter.
RSS sẽ làm lợi cho bức tranh tổng quan quốc tế
RSS mang tính toàn cầu vì mọi người đều có thể truy cập vào nó. Đây chính là tiềm năng lớn giúp nó có thể phát triển lớn mạnh trên thế giới. Trình đọc tin chính là chìa khóa mà ngay cả ở những quốc gia với chế độ tường lửa và kiểm duyệt nghiêm ngặt, RSS vẫn có thể chia sẻ những tin tức mới. Không có RSS, một số quốc gia sẽ không thế kết nối với một nửa còn lại của thế giới. Việc truy cập hạn chế trong rất nhiều quốc gia đã khiến Change.org đã làm một bản kiến nghị online nhằm giữ lại Google Reader, bản kiến nghị đã nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của 47,000 người trong chưa đến 24 giờ. Tuy nhiên, việc ra đi của Google Reader sẽ mở ra một thị trường lớn hơn cho RSS reader quốc tế, giống như việc đạt đến hơn 100,000 người dùng mới của Xianguo ở Trung Quốc vào ngày 20 tháng 3.
Giải pháp?
Google Reader có thể ra đi, nhưng RSS chắc chắn không bao giờ biến mất. Qua một vài tháng nữa chúng ta có thể đánh giá được độ nóng của cuộc cạnh tranh giành lấy hàng triệu độc giả cũ của Reader giữa các công ty trên toàn cầu. Tuy nhiên cơ hội thật sự ở đây không phải là cạnh tranh mà hơn hết là tạo ra sự kết hợp giữa trình đọc tin với các công cụ tìm kiếm mới. Những việc làm tương tự như sự hợp tác giữa Zite, Pulse, Feedly, Taptu và Flipboard nhằm mang RSS trở lại và trở thành xu hướng chính là cần thiết.
Tạo ra một hệ thống trình đọc tin sẽ đem lại lợi ích cho cả người dùng, người xuất bản, người quảng cáo và các công ty phát thanh. Bằng cách làm này, người dùng sẽ được cung cấp một cách đầy đủ những tin tức mà họ muốn đọc, tạo nên cơ hội lớn cho việc gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho người xuất bản. Đồng thời, nó sẽ khuấy động ngành công nghiệp động ngành công nghiệp đang bị quên lãng này. Việc mở ra không gian RSS cho tất cả sẽ là giải pháp chia đều cơ hội phát triển cho mọi cá nhân, tổ chức trong thời đại số.
Bài viết của Ashley Harrison (CEO của Công ty đặt quảng cáo định dạng RSS –MediaFed)
Theo Venturebeat