1. TikTok sẽ trở thành mạng xã hội hàng đầu cho các chiến dịch marketing
Trước đây, Instagram luôn là lựa chọn số 1 trong hầu hết các chiến dịch truyền thông marketing. Đây là mạng xã hội có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất cũng như mang lại lợi nhuận đầu tư cao nhất (tất nhiên hiệu quả còn phụ thuộc vào ngành của bạn). Tuy nhiên, hiện nay điều này đã bắt đầu thay đổi. Vào tháng 9 năm 2021, TikTok đã vượt mốc 1 tỷ người dùng và trở thành kênh social phổ biến #7 trên thế giới. Thậm chí, nếu không kể đến các ứng dụng nhắn tin, TikTok chính là mạng xã hội phổ biến thứ 4 sau Instagram.
Theo nhiều chuyên gia, TikTok sẽ trở thành một kênh marketing tiềm năng trong 2022. Vào tháng 2 năm 2021, mạng xã hội này chỉ có 689 triệu người dùng. Tuy nhiên chỉ trong vòng một năm, TikTok đã đạt được con số tăng trưởng kinh ngạc đến hơn 45%. Hơn thế, từ năm 2018 đến 2020, TikTok đã tăng 1,157% số lượng người dùng trong khi Instagram chỉ đạt mức tăng khiêm tốn là 6%.
Biểu đồ của Google Search Trend còn cho thấy mức độ vượt trội hoàn toàn của TikTok trong việc thống trị các nội dung video ngắn, điều mà từ trước đến nay luôn là sở trường của Instagram.
Bên cạnh đó, nhu cầu tìm kiếm về TikTok đã tăng 173% trong năm ngoái nhưng mức độ tìm kiếm cho Instagram Reels chỉ tăng 22%. Thậm chí, ở tính năng Stories của Instagram, con số này giảm tới 33%.
Dựa theo kết quả thống kê của Hootsuite’s Social Media Trends, mặc dù TikTok đang liên tục phát triển rất nhanh nhưng các doanh nghiệp dường như vẫn rất do dự khi đầu tư vào nền tảng này. Có khoảng 35% các doanh nghiệp cho biết họ có kế hoạch tham gia đầu tư cho nền tảng TikTok trong năm tới. Đa số các doanh nghiệp còn lại vẫn chọn tin tưởng vào các nền tảng lớn như Instagram và Facebook. Để hỗ trợ các doanh nghiệp, TikTok cho ra mắt nhiều công cụ hỗ trợ kinh doanh hữu ích vào năm 2020 và 2021, bao gồm hồ sơ doanh nghiệp, quảng cáo và một creator marketplace.
Những việc cần làm:
Trong tương lai gần, các thương hiệu chắc chắn sẽ không “ngại ngần” đầu tư mạnh tay cho kênh TikTok của họ. Đây là lúc bạn nên nắm bắt cơ hội.
- Bước đầu tiên nhất định cần có, hãy đăng ký ngay một tài khoản TikTok cho thương hiệu của mình.
- Tiếp theo, bạn nên khám phá TikTok và tìm kiếm những ý tưởng phù hợp với ngành nghề kinh doanh của thương hiệu.
- Cuối cùng, phác thảo ngay bản kế hoạch marketing cho kênh TikTok của mình.
2. Thay vì Google, Facebook, một phần lớn ngân sách quảng cáo sẽ được chia cho các mạng xã hội khác
Đây có lẽ là xu hướng gây ngạc nhiên nhất đối với các marketers. Các kết quả thu được cho thấy, khách hàng có thể sẽ dễ tiếp nhận quảng cáo ở những kênh nhỏ hơn như TikTok, Snapchat, Pinterest hơn là các trang mạng xã hội đã “nhẵn mặt” người dùng như Facebook, Google
- Một nghiên cứu của Kantar được ủy quyền bởi TikTok chỉ ra rằng người tiêu dùng xếp hạng các quảng cáo của TikTok thú vị và truyền cảm hứng hơn so với các nền tảng khác.
- Nghiên cứu của Nielsen kết hợp với Snapchat cho thấy quảng cáo trên Snapchat có phạm vi tiếp cận rộng hơn so với quảng cáo trên tivi, nhờ đó tác động đến nhận thức và thúc đẩy ý định mua cao hơn.
- Một nghiên cứu khác của Pinterest Business chỉ ra quảng cáo quảng cáo trên Pinterest có ROI cao hơn, và đáng ngạc nhiên là tỷ lệ chuyển đổi của quảng cáo tại Pinterest rẻ hơn so trên các mạng xã hội khác.
Bên cạnh đó, xu hướng tìm kiếm của Google trong hai năm qua cũng cho thấy nhu cầu tìm kiếm ngày càng tăng đối với quảng cáo trên các trang mạng xã hội này. Biểu đồ của Google Trend cho thấy TikTok đang là mạng xã hội đang dẫn đầu về chi phí quảng cáo.
Đặc biệt, vào đầu năm 2021, nhiều marketers đã phải đa dạng hóa chiến lược quảng cáo của mình để đáp ứng với bản cập nhật IOS 14 của Apple. Trong bản cập nhật này, Apple đã công bố tùy chọn “chọn theo dõi quảng cáo” cho người dùng. Điều này giúp người dùng IOS có thể dễ dàng chặn hoặc bỏ theo dõi các quảng cáo đến từ các trang mạng xã hội.
TikTok, Pinterest và Snapchat đều khuyến khích các thương hiệu sáng tạo nội dung mang tính “tự nhiên” để hấp dẫn người dùng thay vì dùng quảng cáo trả phí để đẩy nổi dung ít chất lượng. Kết quả là các quảng cáo có tính chuyển đổi cao hơn, hiệu suất chiến dịch Marketing cũng được đẩy cao hơn.
Một ví dụ nổi tiếng, thương hiệu mỹ phẩm Pháp MAKE UP FOREVER – đã sử dụng quảng cáo In-feed của TikTok như một phần của chiến dịch lớn nhằm nâng cao nhận thức về thương hiệu. Chiến dịch này đã thành công mang đến hơn 11 triệu lượt hiển thị và 10 triệu lượt xem video trên khắp nước Pháp.
Những việc cần làm:
- Xem xét kỹ hơn mức độ tương tác trên tất cả các nền tảng, đừng bỏ qua các nền tảng có mức độ tương tác “khủng” như Pinterest hay Snapchat
- Nghiên cứu nội dung mà mọi người thường đăng trên các trang mạng xã hội và triển khai mội dung phù hợp với tính chất của nền tảng đó
- Thực hiện các chiến dịch thử nghiệm quảng cáo trên các nền tảng này.
3. 81% Khách hàng thích mua hàng trực tiếp ngay trên mạng xã hội
Trước đại dịch, để kinh doanh thành công trên các nền tảng mạng xã hội, các doanh nghiệp phải sáng tạo và đầu tư rất nhiều. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội hiện nay cũng như bối cảnh đại dịch Covid-19 khiến mọi người hầu hết phải ở nhà đã tạo nên một bước đột phá mạnh mẽ cho việc mua sắm qua mạng xã hội. eMarketer dự đoán thương mại điện tử trên các nền tảng mạng xã hội sẽ là ngành công nghiệp trị giá 80 tỷ đô la vào năm 2025.
Theo báo cáo, có đến 81% khách hàng sử dụng mạng xã hội để tìm hiểu các sản phẩm mua sắm trước khi có đại dịch. Nhờ vậy, nhiều doanh nghiệp đã nhận ra rằng việc cho phép người sử dụng thanh toán trên cùng một ứng dụng là một việc vô cùng hoàn hảo và thuận tiện để kích thích khách hàng chọn mua sản phẩm.
Hầu hết các mạng xã hội hiện nay đều có các giải pháp mua sắm trong ứng dụng, bao gồm cả video trực tiếp và các tính năng mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Trong đó, Instagram, Facebook và Pinterest là các nền tảng phổ biến nhất. Bên cạnh đó, TikTok, Twitter và YouTube cũng đang dần bắt kịp xu hướng này.
Những việc cần làm:
Social Ecommerce có thể sẽ không thể thay thế thương mại điện tử trong tương lai gần. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai hoạt động thương mại trực tuyến, bạn không nên bỏ qua hình thức mua sắm độc đáo này.
- Hãy bắt đầu bằng việc thiết lập Cửa hàng trên Facebook, Instagram hoặc thử nghiệm “Ghim” sản phẩm trên Pinterest.
- Tạo trải nghiệm khách hàng liền mạch về mặt hình ảnh với thương hiệu. Tập trung vào việc quản lý các mục mà bạn cho rằng những người theo dõi của mình sẽ thích nhất.
- Thử nghiệm với các bài đăng bán sản phẩm hoặc quảng cáo. Điều này sẽ cho phép khách hàng nhìn thấy các sản phẩm và được hỗ trợ đặt hàng chỉ trong một vài thao tác.
4. Các cuộc gọi dần trở nên lỗi thời trong khai thác ý định mua hàng
Bối cảnh giãn cách xã hội ở nhiều nơi và tình trạng chuỗi cung ứng toàn cầu gián đoạn khiến mạng xã hội được lựa chọn là phương tiện để doanh nghiệp giao tiếp với khách hàng.
Một khảo sát của Nielsen cho thấy 64% người tham gia nói rằng họ cảm thấy thoải mái khi giao tiếp với doanh nghiệp bằng tin nhắn hơn là các cuộc gọi điện. Và theo Gartner, sẽ có khoảng 60% các yêu cầu dịch vụ của khách hàng được quản lí thông qua các kênh digital trong năm 2023.
Trên thực tế, dù nhu cầu sử dụng mạng xã hội ngày càng tăng nhưng nhiều tổ chức vẫn chưa sẵn sàng cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng qua mạng xã hội. Khảo sát Chăm sóc khách hàng năm 2022 của Hootsuite cho thấy, 71% tổ chức chưa bắt đầu hoặc không có kế hoạch đầu tư vào dịch vụ này.
Những việc cần làm:
- Bắt đầu suy nghĩ và lên kế hoạch chiến lược dịch vụ khách hàng trên mạng xã hội
- Tạo các mẫu câu trả lời thường gặp dành riêng cho từng nền tảng.
- Sử dụng chatbot để cải thiện thời gian phản hồi
- Xây dựng một đội nhóm social marketing riêng. Nếu không, có thể thuê ngoài các agency chuyên cung cấp dịch vụ khách hàng cho các kênh social.
5. Các video dạng dài không còn chiếm nhiều ưu thế
Theo thống kê của Vidyard – một công ty phần mềm lưu trữ và phân tích hiệu suất video, 60% tổng số video được xuất bản trên internet trong năm 2020 có độ dài dưới 2 phút. Gần 40% số người được hỏi cho biết họ sử dụng video dạng ngắn để bán sản phẩm hoặc dịch vụ.
Sự thành công của Reels và TikTok đã mở ra một kỷ nguyên mới cho xu hướng các video ngắn, đặc biệt trong khoảng từ năm 2018 đến 2020. Điều này làm cho các video dạng dài không còn được người dùng đón nhận như trước. Ví dụ cụ thể: Instagram đã dần bỏ qua IGTV, bên cạnh đó Facebook Watch cũng dần trở nên mờ nhạt. Và thành trì cuối cùng của video dạng dài – YouTube đã cho ra đời định dạng mới mang tên YouTube Shorts.
Tuy nhiên, không phải video dạng ngắn nào cũng thu hút sự chú ý của người dùng. Những thất bại của một số nền tảng lớn như Twitter Fleets hay Linkedin Stories khi nỗ lực sao chép và ra mắt những tính năng video ngắn tương tự TikTok đã minh chứng cho điều này. Người dùng không chỉ xem một video vì thời lượng ngắn mà quan trọng là nội dung phải hấp dẫn và có tính giải trí cao.
Những việc cần làm:
- Nếu mục tiêu của bạn là tiếp cận những người dùng mới, hãy thử nghiệm với các video TikTok.
- Nếu mục tiêu của bạn là thu hút lại đối tượng Instagram hiện tại, hãy thử nghiệm với Stories.
- Nếu bạn đã thành công với video dạng ngắn trên một nền tảng, hãy thử nghiệm trên những nền tảng khác.
6. Hợp tác lan toả sức mạnh cùng các nhà sáng tạo
Cộng đồng người sáng tạo đã tồn tại gần một thập kỷ, tuy nhiên nó chỉ trở nên bùng nổ và mở rộng trong thời kỳ đại dịch khi mọi người tìm cách đa dạng hóa nguồn thu nhập của mình.
Trong năm 2021, có khoảng 50 triệu người tự coi mình là những nhà sáng tạo nội dung trên mạng xã hội. Các doanh nghiệp dự kiến sẽ chi 15 tỷ đô la cho Influencer Marketing vào năm 2022. Chỉ riêng tại Hoa Kỳ, 72,5% các Marketers dự đoán sẽ sử dụng Influencer Marketing.
Các nền tảng mạng xã hội đã thúc đẩy mạnh mẽ xu hướng này khi cho ra mắt hàng loạt tính năng và công cụ mới chẳng hạn như:
- TikTok’s Creator Marketplace
- Cộng tác trên Instagram
- Quảng cáo nội dung có thương hiệu của Instagram
- Quản lý cộng tác thương hiệu của Facebook
- Kết nối thương hiệu YouTube số lượt theo dõi siêu trả phí trên Twitter
Những việc cần làm:
- Xác định đối tượng bạn muốn tiếp cận (và họ đang ở trên nền tảng nào).
- Tìm kiếm và chọn lọc những influencer phù hợp với đối tượng đó và trả mức giá hợp lý.
- Ngay cả những người sáng tạo quy mô nhỏ cũng biết giá trị của họ và sẽ không sẵn sàng làm việc miễn phí.
7. Xu hướng quảng cáo tính phí
Theo báo cáo Social Media Trends 2022 của Hootsuite, khoảng 43% những người được hỏi nhận thấy rằng “sự suy giảm phạm vi tiếp cận và sự đòi hỏi tăng ngân sách quảng cáo” là thách thức lớn nhất chỉ sau việc liên tục đưa ra các ý tưởng cho nội dung. Tuy nhiên, do cạnh tranh về mặt media, quảng cáo tính phí vẫn là xu hướng tiếp tục được sử dụng mạnh mẽ.
Đại dịch đã gây ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp khi triển khai chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội. Nhiều doanh nghiệp đã cắt giảm ngân sách cho quảng cáo bởi họ cho rằng nó tốn nhiều chi phí nhưng chỉ đem lại lợi nhuận thấp.
Thêm vào đó, việc Apple cho phép người dùng từ chối theo dõi Facebook đã khiến các nhà quảng cáo trên nền tảng này phải tìm cách thức mới để nhắm tới đúng đối tượng mục tiêu. Theo khảo sát, tỷ lệ tiếp cận trung bình cho một bài đăng không trả tiền trên Facebook là 5,2%. Điều này nghĩa là chỉ có 5% người theo dõi của bạn có thể xem được bài đăng nếu không đặt bất kỳ khoản ngân sách quảng cáo nào cho Facebook.
Những việc cần làm:
- Tiếp tục sử dụng nội dung truyền thông xã hội không phải trả tiền để tăng nhận thức về thương hiệu, cung cấp dịch vụ khách hàng và khuyến khích sự tương tác của đối tượng.
- Thử nghiệm quảng cáo các bài đăng hàng đầu của bạn để tiếp cận khách hàng tiềm năng mới.
- Thường xuyên theo dõi hiệu suất chiến dịch để có điều chỉnh phù hợp
8. 22% thương hiệu gia tăng sử dụng giải pháp Social Listening
Bối cảnh đại dịch Covid-19 cùng những ảnh hưởng của tình trạng thiếu lao động khiến sự bất bình đối với các thương hiệu gia tăng. Nhiều doanh nghiệp bắt đầu tập trung và đầu tư hơn vào các hoạt động social listening để hiểu được những thay đổi về sở thích, hành vi của khách hàng, cũng như tránh rủi ro về mặt truyền thông.
Kết quả khảo sát Social Media Trends 2022 của Hootsuite cho thấy hầu hết những người được hỏi đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý rằng social listening đã gia tăng giá trị cho tổ chức của họ trong 12 tháng qua.
Ngoài ra, nhu cầu tìm kiếm trên Google cho các từ khóa như “social listening” và “social listening tools” đã tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái.
Những việc cần làm:
- Theo dõi lượt đề cập đến thương hiệu, hashtag có thương hiệu, sản phẩm và người phát ngôn của doanh nghiệp.
- Theo dõi lượt đề cập đến thương hiệu, hashtag có thương hiệu, sản phẩm và người phát ngôn của đối thủ cạnh tranh
- Theo dõi từ khóa và hashtag quan trọng trong toàn ngành
9. Social audio – Xu hướng nội dung mới hứa hẹn sẽ bùng nổ
Clubhouse ra mắt vào tháng 4 năm 2020 và dần trở nên phổ biến mạnh mẽ vào đầu năm 2021. Đây là một ứng dụng mạng xã hội cho phép người dùng tập trung vào các phòng trò chuyện âm thanh để thảo luận về các chủ đề khác nhau: văn hóa, thể thao, du lịch,… Để tham gia cuộc chơi này, Twitter đã nhanh chóng tung ra nền tảng “mạng xã hôi” âm thanh – Spaces. Ngay sau đó, Facebook cũng phát triển tính năng phòng họp âm thanh mới.
Theo như cuộc khảo sát về Social Media Trends năm 2022 của Hootsuite, phần lớn các doanh nghiệp cho rằng các mạng xã hội nội dung – với “platform” âm thanh là một cơ hội kinh doanh đáng đầu tư. Khảo sát cũng cho thấy rằng hầu hết các công ty quy mô vừa đến lớn, đều đã lên kế hoạch đầu tư vào social audio.
Những việc cần làm:
- Tưởng tượng về việc tận dụng lợi thế của định dạng nội dung âm thanh ngay từ bây giờ. Đâu là những ý tưởng phù hợp với thương hiệu của bạn? Khi đã xác định được giá trị có thể mang tới cho người nghe, bạn hãy bắt đầu với các nền tảng cụ thể, ví dụ, sử dụng Spotify để thu hút cộng đồng hiện có trên Twitter.
- Tận dụng các nhà lãnh đạo tư tưởng trong công ty của bạn để tổ chức một buổi nói chuyện đại diện cho thương hiệu.
- Nếu không ai thích hợp, hãy cân nhắc hợp tác với một người có ảnh hưởng phù hợp với các giá trị thương hiệu của bạn.