Để trở thành một người quản lý cần những gì? Một nhà quản lý giỏi cần phải có kỹ năng gì để lãnh đạo, dẫn dắt? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay bên dưới đây nhé.
7 dấu hiệu nhận diện một nhà quản lý giỏi
– Biết lắng nghe và thấu hiểu
– Thích nghi với sự thay đổi
– Đặt ra mục tiêu và kế hoạch làm việc
– Kỹ năng ra quyết định
– Không ngừng học hỏi và nâng cao chuyên môn
– Phân chia công việc hợp lý
– Khen thưởng nhân viên hiệu quả
Những phẩm chất cần có ở một người quản lý
Ghi nhận
Khi mọi thứ trong tổ chức đang tiến triển tốt đẹp, hãy cho mọi người biết đến điều đó – sớm và thường xuyên. Công nhận với những nhân viên làm việc tích cực về mọi đóng góp của họ. Biến nó thành một điều đáng ghi nhận. Khuyến khích các thành quả nổi trội và hiệu suất bền vững bằng cách cho nhân viên biết rằng bạn đánh giá cao những nỗ lực hết mình của họ. Các cuộc nghiên cứu cho thấy rằng thừa nhận những điều tuyệt vời của nhân viên có thể tạo ra nhiều động lực hơn cả tiền thưởng.
Thúc đẩy
Đặt ra cho toàn bộ tổ chức các tiêu chuẩn cao về năng suất làm việc, giao tiếp và tính chuyên nghiệp. Trong giai đoạn đầu khi những tiêu chuẩn này chưa thể được đáp ứng, hãy tránh không quy kết lỗi và quy kết lỗi cho một ai đó vì những hiệu suất kém, phản ứng này cho thấy bạn chỉ quan tâm đến những trục trặc. Tìm cách quay lại và theo sát tình hình cùng với nhân viên. Không hạ thấp những tiêu chuẩn của bạn, thay vào đó, chung tay làm việc và lãnh nhận thử thách như người một đội. Thông qua sự quan sát khi nhân viên làm việc bạn sẽ nhận diện được những vấn đề vướng mắc, tập trung sự chú ý vào các giải pháp khả thi và phấn đấu để đáp ứng những mong đợi.
Giao tiếp
Hãy giao tiếp rõ ràng, chuyên nghiệp và thường xuyên. Nhân viên luôn mong đợi nhận được lời đánh giá trung thực của người quản lý về những gì họ thể hiện. Để đưa ra được những phản hồi đáng tin cậy, người quản lý giỏi phải thực sự thấu hiểu về tổ chức của mình và đánh giá chính xác từng tiến độ công việc. Khi mọi thứ đang vận hành trơn tru, hãy đánh dấu những điều đang thực hiện và chia sẻ với mọi người về thành công. Khi có vấn đề phát sinh, hãy xem xét các tác động tiềm tàng bằng cách trao đổi với nhân viên về những gì bạn quan tâm. Hãy nhớ rằng giao tiếp là một công cụ truyền cảm hứng và tạo động lực đồng thời lại có thể giúp nhận diện và giải quyết các rắc rối.
Tin tưởng
Hãy học cách tin tưởng nhân viên. Người quản lý có lòng tin vào nhân viên là những người rất có khả năng và đầy trách nhiệm trong việc khuyến khích sự tự chủ, trong khi đó họ lại tạo ra một ý thức công đồng mạnh mẽ thông qua các hoạt động trong công ty. Thiết lập sự tin tưởng, tạo ra môi trường làm việc tích cực, an toàn bằng thái độ giao tiếp hai chiều, cởi mở và chân thành. Hãy tin rằng nhân viên của bạn sẽ đáp ứng được các mục tiêu của tổ chức, thậm chí hiệu quả vượt xa mong đợi, khi họ được làm việc trong một môi trường an toàn và được hỗ trợ.
Phát triển
Thiết lập nền tảng cho nhân viên vì sự thành công, không phải những thất bại. Cung cấp cho nhân viên công cụ và sự huấn luyện cần thiết để có thể đạt được khả năng làm việc tốt nhất, rồi họ sẽ hoàn thành nhiệm vụ và vượt xa hơn cả tiêu chuẩn mà bạn đặt ra. Khuyến khích nhân viên xác định ra đâu là thế mạnh và những gì tạo nên động lực trong họ. Khi có thể, hãy kết hợp những điều này nhằm thúc đẩy họ trong công việc hàng ngày.
Dẫn dắt
Cần đảm bảo rằng nhân viên luôn cảm thấy thử thách với công việc của họ, nhưng không bị quá tải. Hãy duy trì môi trường làm việc sạch sẽ, có tổ chức và ổn định, nơi mà mọi người có thể cảm thấy dễ chịu và làm việc hiệu quả nhất. Cần uy quyền và giao việc phù hợp đồng thời tìm mọi cơ hội để phát huy tối đa thế mạnh của nhân viên.
Đồng hành
Khiến nhân viên cảm thấy mình là một phần của điều gì đó rất đặc biệt và những nỗ lực của họ được đánh giá cao. Để cho họ trực tiếp tham gia và cảm nhận được sự thành công của tổ chức. Hãy tạo ra và nuôi dưỡng cho nhân viên cảm giác thân thuộc về nơi họ thấy thú vị muốn gắn bó, bởi đây là môi trường làm việc tích cực và hiệu quả. Và mọi nhân viên cũng sẽ cảm giác rằng họ là thành viên của một cộng đồng có ích, kỹ năng giỏi và rất thành công.
6 kỹ năng cơ bản cần phải có ở một quản lý giỏi
Kỹ năng giao tiếp
Một quản lý giỏi giao tiếp là người biết đưa ra chỉ đạo hiệu quả và biết lắng nghe. Những quản lý này có thể xử lý thông tin hiệu quả và truyền đạt lại cho nhân viên một cách rõ ràng. Do đó, họ luôn đảm bảo nhân viên hiểu rõ tầm nhìn và giá trị của công ty, cũng như đóng góp của nhân viên với mục tiêu đã đề ra.
Kỹ năng lãnh đạo
Đừng lầm tưởng rằng làm quản lý thì chưa cần kỹ năng lãnh đạo! Kỹ năng lãnh đạo sẽ giúp nhà quản lý xây dựng niềm tin và định hướng phát triển hiệu quả cho nhân viên. Cụ thể hơn, muốn được nhân viên tin tưởng, nhà quản lý phải là tấm gương đạo đức và chính trực.
Đồng thời, nhà quản lý phải biết cách hoạch định các mục tiêu rõ ràng và giao việc hợp lý dựa trên kinh nghiệm, khả năng, ưu điểm của từng nhân viên. Đừng theo dõi nhân viên! Hãy tin tưởng và cho phép họ có không gian tự chủ, độc lập làm việc và giải quyết vấn đề theo kế hoạch chung đã được thống nhất.
Kỹ năng thích ứng
Khi biết cách thích ứng nhanh chóng với các tình huống bất ngờ, nhà quản lý sẽ hỗ trợ nhóm của mình điều chỉnh theo. Đồng thời, kỹ năng này cũng giúp nhà quản lý duy trì thái độ tích cực để giữ vững tinh thần cho nhân viên khi gặp trở ngại. Thích ứng cũng đồng nghĩa với tư duy sáng tạo và tìm ra giải pháp mới cho các vấn đề cũ.
Kỹ năng xây dựng mối quan hệ
Những nhà quản lý hiệu quả luôn cố gắng xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với nhóm làm việc của họ. Khi các quản lý nỗ lực xây dựng mối quan hệ với nhân viên, nhân viên sẽ cảm thấy tin tưởng hơn vào quản lý, từ đó nỗ lực vượt qua kỳ vọng. Ngoài ra, nhà quản lý hiệu quả sẽ đóng vai trò trung gian hòa giải các mâu thuẫn một cách công bằng và tạo được sự đoàn kết trong nội bộ nhóm.
Kỹ năng phát triển nhân viên
Các quản lý giỏi luôn xác định được thời điểm thích hợp để phát triển nhân viên. Quản lý hiệu quả là người biết huấn luyện và tạo điều kiện cho nhân viên của mình được đào tạo, nâng cao kỹ năng và tay nghề. Đồng thời, họ cũng biết cách khích lệ kịp thời những nhân viên có đóng góp và làm việc xuất sắc để duy trì mức độ động lực cũng như thúc đẩy tinh thần nỗ lực của nhân viên.
Kỹ năng phát triển bản thân
Một nhà quản lý hiệu quả nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển bản thân. Khi sẵn sàng học hỏi, xem những sai lầm và phê bình là động lực để cải thiện và cố gắng tận dụng những tài năng của mình, nhà quản lý sẽ là tấm gương để nhân viên phấn đấu.
Quản lý hiệu quả không dễ dàng. Các công ty cần xác định các yếu tố thúc đẩy quản lý thành công, sau đó đề xuất kế hoạch đào tạo tương ứng. Nhân viên có hiệu quả làm việc cao nhất chưa chắc là quản lý giỏi nhưng những nhân viên thể hiện được cả 6 kỹ năng nêu trên chắc chắn sẽ thành công hơn trong vai trò quản lý. Dù vậy, cùng lúc chú trọng vào cả 6 kỹ năng là việc không thực tế. Hãy tiến hành những bước đánh giá trước đó để xác định ưu tiên phát triển rồi cụ thể hóa thành một kế hoạch và hành động thực tiễn.
Trên đây là những phẩm chất và kỹ năng cần phải có ở một người quản lý giỏi. Dù ở bất kỳ đâu, trên bất kỳ cương vị nào, hãy luôn phấn đấu làm thật tốt công việc của mình và đừng quên học hỏi, giúp đỡ người khác nhé.
Tổng hợp từ nhiều nguồn