Nhân viên là những người làm việc dưới quyền mình suốt 8h đồng hồ, gắn bó với bạn cả quãng đường kinh doanh. Chỉ với những cách nho nhỏ, đơn giản dưới đây thôi để khích lệ tinh thần thì nhất định nhân viên của bạn sẽ cháy hết mình có thể.
Nhân viên chưa làm việc hết mình, chưa thấy thỏa mãn và đúng hơn là họ chưa thấy chưa được tầm quan trọng của mình trong công ty thì các nhà lãnh đạo, quản lý hãy thử áp dụng những cách sau.
1: Thể hiện lời khen ở những nơi đông người
Đa số các nhà quản lý đều quên đi điều rất quan trọng này. Nhưng họ đã bỏ lỡ cơ hội để có thể khích lệ tinh thần của nhân viên lên cao nhất.
Mọi nhân viên luôn mong muốn, khát khao được công nhận sự quyết tâm, cố gắng trong công việc bởi cấp trên và cả đồng nghiệp. Một khảo sát từ OfficeVibe đã nêu ra điều này, khi có tới 82% các nhân viên “thích” 1 lời động viên hay khen ngợi hơn cả một món quà.
2. Nếu có thể hãy trực tiếp chỉ bảo
Giao tiếp là cách tốt nhất để bạn và nhân viên trở nên thân thiết hơn. Nếu nhân viên không thể tự hoàn thành công việc cơ bản hàng ngày thì làm sao bạn có thể trông chờ vào họ sáng tạo hay tạo đột biến gì trong công việc?
Phải làm sao cho họ hiểu được công việc của mình không chỉ là quyền lợi và nghĩa vụ mà còn là trách nhiệm lâu dài để xây dựng công ty ngày càng phát triển hơn.
Jordan Scheltgen, đồng sáng lập và quản lý nội dung của Cave Social đã có một cách để chỉ đạo công việc cụ thể rất tuyệt vời. “Chúng tôi áp dụng một hình thức khá hay gọi là “Attack Now”. Đó chỉ đơn giản là một cuộc họp ngắn 20 phút mỗi ngày để giúp các nhân viên nắm được những thông tin và mục tiêu làm việc của ngày hôm đó. Sau đó, từng bộ phận sẽ được chia ra để hỗ trợ các bộ phận khấc nếu các công việc có liên quan đến nhau”, Jordan cho biết.
3. Biết cách lắng nghe và hiểu nhân viên
Lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ những cảm xúc vui buồn của nhân viên là một điều không phải nhà quản lý nào cũng làm được. Và đây là một thách thức lớn nếu muốn doanh nghiệp của bạn phát triển hơn.
Nếu không hiểu được nhân viên đang muốn gì, không lắng nghe và sửa đổi từ các góp ý của họ thì chắc chắn công ty bạn sẽ mãi dậm chân tại chỗ. Đó là vì không có sự nhất thống trong công việc.
Benjamin Snyers, là một Giám đốc của Social Lab đã từng góp phần rất lớn vào việc tăng trưởng không ngừng của công ty nhờ khả năng quan sát nhân viên của mình. Dựa trên ứng dụng có tên Butterfly- ứng dụng quản lý cá nhân mà Benjamin có thể hiểu được những ai đang bị stress và cảm thấy mệt mỏi trong công việc. Từ đây ông có thể có những biện pháp kịp thời để cổ cũ cũng như động viên nhân viên của mình. Biết cách lắng nghe và hành động đúng là cách làm không khó nhưng cũng không hề đơn giản dành cho những người đứng đầu công ty hiện nay.
4: Tạo môi trường và điều kiện tốt nhất có thể
Số không ít nhân viên ở lại gắn bó với công ty hay ra đi đều phụ thuộc vào môi trường làm việc. Họ cần sự thoải mái để phát huy khả năng của mình.
Ví dụ điển hình ở một công ty quảng cáo và tiếp thị Gavin Advertising, CEO Mandy Arnold giúp nâng cao hiệu quả làm việc khi tạo ra môi trường làm việc cực kì thoải mái. Bằng cách: dành ra 5 phút trong ngày đầu tuần để vinh danh hoặc cảm ơn cá nhân, nhóm nào đó đã có thành tích hoặc hoàn thành công việc tốt nhất. Từ đây sẽ tạo nên động lực cho những người khác có thể làm việc tốt hơn nữa.
5: Luôn chủ động yêu cầu góp ý và lắng nghe những nhận xét
Cuối cùng trong số những cách đơn giản để khích lệ tinh thần nhân viên của mình lên cao nhất đó là hãy chủ động để được góp ý và lắng nghe.
Hiểu lầm không chỉ xảy ra khi nhân viên không hiểu được sự mong đợi từ cấp trên, mà nó còn để lại một tác động tiêu cực lâu dài đến công ty. Sean Douglas, lãnh đạo công ty Goldsboro thường đến gặp các nhân viên để nhận các lời nhận xét từ họ mỗi khi hoàn thành công việc.
Chính cách này sẽ giúp cho bạn có thể biết mình còn hạn chế nào cần khắc phục và hiểu hơn về nhân viên.
Không ai có thể trở thành người lãnh đạo tài giỏi ngay nhất là với các Startup. Nhưng bằng cách đơn giản nào đó, bạn hãy khích lệ tinh thần nhân viên của mình lên cao nhất vừa giúp họ tự tin hơn, cải thiện năng suất làm việc cũng như tạo ra môi trường văn hóa của công ty.