Có khi nào bạn tò mò về công việc của người làm game là sẽ làm những gì hay đơn giản là chơi game cả ngày? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nghềnày nhé.
Trước tiên, bạn phải biết về làm game là làm những gì đã.
Làm game là làm gì? Chắc chơi cả ngày luôn
Mỗi nghề có đặc thù khác nhau. Nhà giáo – giảng dạy, bác sĩ – trị bệnh cứu người, nhà khoa học – nghiên thì làm game chắc sẽ làm các công việc liên quan đến game. Nhưng trong đó lại được chia thành các nhóm nhỏ khác nhau: Game Developer, Game Artist, Game Design, Game Tester, Marketing Game, Chăm sóc khách hàng, Vận hành game…
Game Developer?
Anh này sẽ là người quản lý dự án tức là anh ta phải sáng tạo để viết kịch bản trò chơi (ý tưởng, màn chơi, ngôn ngữ…).
Vì Game Developer là cha đẻ nên anh ta cũng sẽ là người phải chơi liên tục để tìm ra lỗi từ lúc làm game cho đến khi game đóng cửa.
Game Design
Game Design – Thiết kế game là lên những ý tưởng bao gồm viết những bản mô tả về game: thể loại, cách chơi ra sao, nhân vật trong game như thế nào… Nghề này đòi hỏi người thực hiện phải có được sự cân bằng giữa tính sáng tạo và tính thực tế để có thể thiết kế được một game hay mà mọi người đều thích.
Một người chơi bình thường tìm đến game để giải trí và có thể dừng lại bất cứ lúc nào mình muốn. Còn Game Design, ngoài việc chơi game ra, họ còn phải tìm hiểu đâu là ưu điểm, đâu là khuyết điểm trong thiết kế, có thể chỉnh sửa và hoàn thiện hơn bằng cách nào… Nhưng điều quan trọng nhất là họ phải luôn nuôi dưỡng được đam mê với công việc của mình.
>>> Cũng chơi game
Game Artist
Nếu Game Designer là người đặt ra các object (vật thể) trong game, thì các Game Artist là người vẽ thành hình những object đó. Hay nói một cách khác họ sẽ là người thổi hồn, tạo nên hình hài đẹp nhất, phù hợp nhất cho các nhân vật……
>>> Chơi game
Game Tester
Vậy còn Game Tester sẽ làm công việc gì? À anh này thì đúng như cái tên gọi, cũng sẽ chơi game để tìm ra lỗi sau khi bản nháp của game hoàn thành. Phát hiện bất cứ vấn đề nào sẽ báo ngay để điều chỉnh, khắc phục.
Tester game cũng thường xuyên phải chơi game lắm này. Nếu không chơi thì sao biết game bên mình đang làm có tốt không? người chơi trải nghiệm có thích không? còn điểm nào cần phải khắc phục…
>>> Chơi game
Marketing Game
Đúng hơn đây là những người sẽ đi quảng cáo game để nhiều người biết đến và chơi game. Trong bộ phận này chia thành từng khâu nhỏ: PR, lên kế hoạch, chạy quảng cáo, sáng tạo nội dung, dựng video, tổ chức sự kiện….
Chăm sóc khác hàng
Bộ phận chăm sóc game thủ cũng cực kỳ quan trọng. Họ phải tiếp nhận phản hồi từ phía người chơi chuyển đến bộ phận vận hành game để xử lý. Chơi game cũng có, thức đêm cũng có, trực ngày nghỉ lễ Tết…. vì game thủ đã đam mê thì không có giới hạn thời gian.
>>> Có chơi game
Vậy nên bạn nào có thắc mắc về chuyện làm game là gì? có phải là sáng tạo ra game hay không? có được chơi thường xuyên hay không thì cũng đã thấy rõ rồi.
Nhưng không phải chỉ có chơi để giải trí thôi đâu
Nói những con người này chơi game cả ngày kể ra thì cũng đúng vì làm bất cứ một công đoạn hay quy trình sản xuất, vận hành game nào của mình làm ra thì bạn đều phải chơi.
Nhưng có điều nó khác với người thường ở chỗ:
– Chơi vì sản phẩm: Chơi là để kiểm tra, để thấy cái hay, cái dở, cái chưa tốt để kịp thời khắc phục, cải thiện chất lượng, mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho người chơi đặc biệt game mobile (về nội dung, đồ họa, nhân vật, gameplay, hiệu ứng….)
Vậy còn chơi đối thủ thì sao? Chơi game đối thủ để thấy sản phẩm của họ có gì hay để mình học tập một cách có chọn lọc.
– Phải chơi ngay cả lúc không có tâm trạng: Đúng rồi, đây là công việc nên dù bạn có đang chán nản đến mức nào đi chăng nữa thì vẫn phải vào solo, du hí cùng đồng đội mọi lúc.
– Lúc người ta đi ngủ thì mình làm việc. Đúng vậy, hôm nào bảo trì, có lỗi xảy ra thì cả Team phải thức cả đêm phối hợp với các Đội khác. Có khi phải làm đến tận gần sáng mới được nghỉ.
– Ngày nghỉ, lễ, Tết vẫn làm như thường. Thời điểm này mới là lúc chúng ta có nhiều thời gian thoải mái để giải trí chơi game nhất. Vì thế, đội ngũ vận hành phải túc trực liên tục không được nghỉ ngơi. Tất cả vì gamer.
– Không phải ai cũng chơi game suốt cả ngày. Tùy vào từng bộ phận, tính chất công việc mà bạn có “được” chơi game 8 tiếng trên công ty hay không. Lấy ví dụ như anh Game Artist, Chăm sóc khác hàng hay Marketing game. Mấy anh này được chơi ít hơn vì còn phải vẽ, lên kế hoạch quảng cáo game, tiếp nhận hay giải đáp thắc mắc của người chơi.
Ở Gamota – một công ty chuyên phát hành game mobile với các tựa game nhập vai, kiếm hiệp, tiên hiệp… lớn hàng đầu tại Việt Nam. Đội ngũ làm game đều là những người trẻ, năng động, cá tính, sáng tạo, tư duy tốt, ham học hỏi… đặc biệt rất thích chơi game. Họ chơi trước hết là vì công việc, vì nhiệm vụ, vì dealine, vì tương lai sự nghiệp và cũng vì tình yêu với game.
Nếu bạn yêu thích game, muốn được làm việc trong môi trường giải trí hiện đại 4.0 thì hãy mau quyết định. Có một điều tôi có thể chắc chắn rằng: Ở đó, bạn sẽ được chơi game rất nhiều rất nhiều nhưng cũng được học tập, sáng tạo, tư duy và phát triển bản thân không ít đâu. Chỉ cần bạn quyết tâm và đam mê mà thôi.