Công nghệ và Marketing: Làm mới các chiến dịch Marketing của bạn bằng cách kết hợp 10 trend công nghệ của năm 2022.

Trong khi nhiều những nguyên tắc Marketing vẫn còn được giữ nguyên mỗi năm, các công cụ mà các công ty,  doanh nghiệp sử dụng để đạt được thành công trong những hoạt động marketing lại thay đổi rất nhiều theo thời gian và theo những xu hướng thịnh hành mới. 

Công nghê và Marketing 1

Giờ đây, các chiến dịch Out-of-home advertising (OOH), quảng cáo ngoài nhà, còn được gọi là quảng cáo ngoài trời, và việc áp dụng trí tuệ nhân tạo đã đóng vai trò quan trọng trong chiến thuật tiếp thị của các doanh nghiệp.

Tuy vậy, mỗi năm chúng ta lại chứng kiến thêm sự phát triển của rất nhiều xu hướng công nghệ khác trong mỗi chiến dịch marketing được tạo ra của các doanh nghiệp lớn. Việc kết hợp công nghệ – marketing sẽ chính là hướng đi vững chắc cho các hoạt động tiếp thị của năm 2022 cho mỗi doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu 10 xu hướng công nghệ – marketing cần được để mắt đến và áp dụng ngay trong bài viết dưới dây. 

  1. Content dạng dài

Long form content – hay content dạng dài, là loại nội dung phổ biến trong inbound marketing, đây là loại content chuyên sâu, dài trung bình từ 2000 từ đến 20,000 đi từ tổng quát đến chi tiết, từ lý thuyết đến thực hành, từ kinh nghiệm đến thực tiễn liên quan đến 1 chủ đề cụ thể. Long form content là 1 vũ khí cực kì lợi hại để đưa trang lên top google và xây dựng hình ảnh chuyên gia.

Công nghê và Marketing 2

Trong khi năm 2021 là năm của TikTok và Instagram với những content dạng ngắn chỉ từ 3 đến 5 phút của họ, thì năm 2022 đang chứng kiến xu hướng này thay đổi một cách nhanh chóng, dần chuyển đổi qua các bài báo, hay các bài blog chia sẻ thông tin từ 1.000 đến 7.500 từ. Việc chia sẻ về các chủ đề mà khách hàng của bạn quan tâm là một cách tuyệt vời để xây dựng nhận thức về thương hiệu và củng cố thêm sự trung thành của khách hàng đối với nhãn hàng. Bạn có thể tạo niềm tin bằng cách thể hiện rằng bạn quan tâm đến nhiều thứ hơn là chỉ bán hàng. 

Cho dù nội dung của bạn ở dạng bài đăng trên mạng xã hội, blog hay email, hãy đảm bảo sự cân bằng tốt giữa việc làm nổi bật sản phẩm của bạn và cung cấp lời khuyên hữu ích, có giá trị.

2. Sử dụng Chatbot và AI trong chiến dịch Marketing

Trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ, khách hàng có xu hướng sử dụng các ứng dụng nhắn tin nhiều hơn. Đây trở thành một vùng đất màu mỡ cho các thương hiệu tiếp cận và thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Do đó, tích hợp chatbot thông minh trên các ứng dụng nhắn tin là một việc thiết yếu mà mọi doanh nghiệp đều nên làm để nâng cao lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ khách hàng.

Công nghê và Marketing 3

Việc áp dụng Chatbot hay công nghệ AI vào trong các chiến dịch Marketing của mình sẽ giúp các nhãn hàng

  • Cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng
  • Gia tăng tương tác với khách hàng
  • Mở rộng vùng đối tượng cần được tiếp cận
  • Thu thập và phân tích dữ liệu của khách hàng
  • Có thể được sử dụng như một kênh chăm sóc khách hàng

3. Xu hướng tìm kiếm bằng giọng nói

Theo ComScore, đến năm 2022, sẽ có hơn 50% tất cả lượng tìm kiếm là bằng giọng nói – hay còn được biết đến với thuật ngữ voice search. Google cũng báo cáo có 27% người dùng trực tuyến đang sử dụng loại hình tìm kiếm này trên toàn cầu. Để thành công trong bối cảnh mới này, các doanh nghiệp và nhãn hàng sẽ phải tìm cách tối ưu hóa các nội dung và bắt đầu tập trung nghiêm túc vào hoạt động voice search SEO.

Công nghê và Marketing 4

Voice search SEO là một hoạt động áp dụng các kỹ thuật để tối ưu hóa nội dung, các đoạn văn bản, các từ khóa, metadata cùng nhiều đối tượng khác để khi người dùng đặt ra những câu hỏi thông qua tính năng voice search thì trang của bạn sẽ được xếp hạng trên đầu các kết quả tìm kiếm. Điểm đặc biệt ở đây đó là voice search sẽ tập trung chủ yếu vào ngôn ngữ tự nhiên (natural language) của người dùng và đưa ra câu trả lời dựa theo đó.

4. Phân tích dữ liệu 

Từ lâu, việc kinh doanh và thực hiện các quyết định quan trọng dựa trên dữ liệu đã là định hướng quan trọng trong việc điều hành một doanh nghiệp, tổ chức. Các nhà điều hành có thể tự tin hơn về tiềm năng thành công của các kế hoạch vì có dữ liệu minh chứng và hỗ trợ cho họ. Việc phân tích dữ liệu (Data analysis) sẽ giúp các hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là các hoạt động marketing được diễn ra hiệu quả và kịp thời có những thay đổi phù hợp với thị trường.

Data analysis – phân tích dữ liệu, là quá trình thu thập và sắp xếp dữ liệu để rút ra các kết luận quan trọng, hữu ích từ đó. Mục đích chính của Data analysis chính là để tìm ra ý nghĩa từ các dữ liệu đó, và giúp các doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định sáng suốt. Những dữ liệu này còn được gọi là key insight, nó có giá trị rất lớn với các công ty ở mọi quy mô trong việc đưa ra các quyết định có tầm ảnh hưởng. 

Công nghê và Marketing 5

Xu hướng năm 2022 sẽ xoay quanh dữ liệu dự đoán; với các bộ dữ liệu thông minh hơn, có thể mở rộng và linh hoạt hơn; tính toán biên để phân tích nhanh hơn; và điện toán lai kết hợp các giải pháp đám mây tại chỗ và tại chỗ. Bạn cũng sẽ thấy việc sử dụng ngày càng nhiều các giải pháp dựa trên công nghệ máy học bao gồm phân tích tăng cường; phân tích quyết định được thiết kế; và trực quan hóa dữ liệu để ra quyết định, quản lý kinh doanh cũng như hiểu biết sâu sắc và tự động hóa tốt hơn.

5. Marketing trên mạng xã hội

Công nghê và Marketing 6

Social Media Marketing – hay Marketing trên mạng xã hội là hình thức tiếp thị truyền thông đang được rất nhiều doanh nghiệp thực hiện và mang lại hiệu quả cực kỳ ấn tượng. Một số những hiệu quả mà Social media marketing mang lại có thể được kể đến như: 

  • Định hình thương hiệu

Thông qua Social Media Marketing, doanh nghiệp có thể nhất quán về logo cũng như câu chuyện thương hiệu. Điều này giúp việc định hình thương hiệu và truyền tải cá tính của doanh nghiệp trên các trang mạng xã hội trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn. Từ đó khách hàng sẽ nhớ đến thương hiệu của bạn dễ hơn và lâu hơn.

  • Tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả

Thông qua hình thức Social Media Marketing thì các doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng để PR sản phẩm và dịch vụ mà mình đang cung cấp. Việc tiếp cận chính xác khách hàng tiềm năng sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí quảng cáo và giúp nâng cao lợi nhuận. Khách hàng cũng có thể tận dụng sự miễn phí và độ phủ sóng rộng rãi của các nền tảng xã hội để thực hiện mua hàng và thanh toán online.

  • Tăng traffic cho website

Với những nội dung quảng cáo độc đáo và được lan truyền mạnh mẽ trên các trang mạng xã hội sẽ tác động mạnh mẽ đến sự tò mò của khách hàng và khiến họ phải truy cập vào website của doanh nghiệp. Như vậy, có thể thấy Social Media là một hình thức cực kỳ hiệu quả giúp tăng traffic cho website của doanh nghiệp. Đồng thời giúp website của bạn tăng thứ hạng xếp hạng hay lọt top Google nhanh chóng và thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

  • Duy trì mối quan hệ với khách hàng

 

6. Marketing trên các nền tảng e-commerce

Thực chất, Ecommerce Marketing và Digital Marketing không hoàn toàn loại trừ lẫn nhau. Rất nhiều website thương mại điện tử hoàn toàn có thể sử dụng những kênh Digital vừa kể trên để quảng bá sản phẩm, cũng như phát triển trong việc kinh doanh.

Công nghê và Marketing 7

 Ecommerce Marketing có thể hiểu là hành động thúc đẩy nhận thức và hành động đối với một doanh nghiệp bán sản phẩm hoặc dịch vụ của mình thông qua môi trường điện tử. Một Marketer đảm nhiệm vị trí này có thể sử dụng mạng xã hội, nội dung Digital, các công cụ tìm kiếm, các chiến dịch Email để thu hút khách ghé thăm và tạo ra việc mua sắm trực tuyến. Hai khái niệm mà tất cả các doanh nghiệp cần nắm rõ trong quá trình triển khai những kế hoạch E-commerce Marketing sẽ là: Ecommerce Advertising (Quảng cáo thương mại điện tử) là gì và các dạng Ecommerce Marketing (Marketing thương mại điện tử).

7. Cải thiện trải nghiệm người dùng (UX)

Người tiêu dùng ngày nay không chỉ quan tâm đến mỗi sản phẩm khi mua sắm mà còn bị ảnh hưởng bởi những trải nghiệm. Chất lượng trải nghiệm của người dùng ra sự khác biệt lớn hơn cho các sản phẩm. Một phần quan trọng của trải nghiệm đó là sự dễ dàng mà họ có thể tìm, truy cập, đánh giá hoặc mua sản phẩm và dịch vụ. Đối với các doanh nghiệp muốn thu hút và chuyển đổi lợi ích đó thành doanh thu, trải nghiệm người dùng (UX) là yếu tố quan trọng đối với thành công của doanh nghiệp.

Công nghê và Marketing 8

UX – viết tắt của User Experience có thể được hiểu là trải nghiệm của người dùng. Trải nghiệm của người dùng là tạo ra những khoảnh khắc thú vị cho người dùng. UX giúp bạn trong việc cung cấp trải nghiệm hoàn hảo cho người dùng và Marketing là làm cho họ nhớ thương hiệu của bạn. Khi bạn tạo ra những trải nghiệm đáng nhớ ảnh hưởng đến cảm giác tổng thể của người dùng đối với một thương hiệu. Nhận thức được tạo ra thông qua Marketing mang đến cho khách hàng gần gũi hơn với thương hiệu và trải nghiệm tuyệt vời dẫn đến việc mua hàng và trở thành khách hàng trung thành. Việc áp dụng UX vào chiến dịch Marketing của mình sẽ giúp các nhãn hàng

  • Thu hút khách hàng
  • Đưa ra trải nghiệm khách hàng hoàn hảo
  • Thúc đẩy hành vi khách hàng
  • Gia tăng lợi nhuận

8. Metaverse Marketing

Sự chuyển đổi và phát triển một cách rầm rộ của hàng loạt thương hiệu hàng đầu thế giới vào Metaverse là minh chứng cho thời kỳ Metaverse Marketing trong tương lai. Metaverse sau một năm “bùng nổ” đã có thể minh chứng được nhiều thứ.

Khác với thời điểm cuối năm 2020, đầu năm 2021 thì Metaverse vẫn là một cụm từ gì đó rất mới mẻ mà phải cất công ngồi tra Google mới có thể hiểu về nó. Metaverse ảnh hưởng và lan tỏa không chỉ từ những nhóm người am hiểu hay có nhu cầu tiếp cận trong lĩnh vực công nghệ mà còn len lỏi vào thế hệ GenZ, nhân viên văn phòng, lẫn các chị em nội trợ… ở mọi độ tuổi, mọi công việc khác nhau. Sự khác biệt trong tư duy và thói quen của người dùng ấy là “thành quả” sau một năm bùng nổ về chuyển đổi số mà cụ thể hơn là từ các công ty đa ngành trên thế giới lẫn Việt Nam dũng cảm tiên phong bước vào thế giới Metaverse làm nên. Ở một khía cạnh nào đó, nhiều doanh nghiệp hiện nay tin rằng Metaverse đã bước vào giai đoạn “chín muồi” để có thể mạnh dạn tiếp cận, mạnh dạn thay đổi đặc biệt là trong lĩnh vực Marketing nếu muốn đi xa hơn trong tương lai.

Công nghê và Marketing 9

Thay vì tốn quá nhiều chi phí để thực hiện một chiến dịch Marketing 4P như thuê địa điểm, sản phẩm, giá cả, phân phối và chương trình khuyến mại… mà độ phủ sóng, tương tác giữa khách hàng với sản phẩm của các doanh nghiệp lại chỉ đạt đến một mức giới hạn nào đó thì Metaverse Marketing giúp người dùng tìm hiểu và dễ dàng tiếp cận sản phẩm hơn thay vì chỉ trực tiếp cố gắng bán cho họ một sản phẩm. Tuy Metaverse Marketing có thể tốn gấp 5 lần so với Marketing truyền thống, nhưng cái mà chúng ta có thể làm nhiều hơn và xa hơn đó là tạo ra một cộng đồng, tăng cường niềm tin vào thương hiệu theo thời gian thông qua các kênh như Quora, Steemit, Bitcointalk hoặc các ấn phẩm uy tín được xuất bản trên Cointelegraph, CoinDesk là nơi tiếp cận những nhà đầu tư tiềm năng trong cộng đồng Blockchain.

9. Tương lai “cookieless”

Trong bối cảnh các công ty lớn như Google: loại bỏ cookie của bên thứ ba (3P) trong Chrome (trình duyệt chiếm 2/3 thị phần) hay Apple loại bỏ quyền truy cập vào số nhận dạng thiết bị trên iOS, nhiều câu hỏi liên tục được các nhà tiếp thị đặt ra: Chuyện này có làm giảm khả năng nhắm mục tiêu đến các cá ‘nhân không? Nó có làm tăng gian lận quảng cáo không? Nó có khiến việc báo cáo về kết quả chiến dịch không thể thực hiện được không, v.v. Có nhiều câu trả lời sai lệch cho các vấn đề này.

Công nghê và Marketing 10

Sau nhiều năm, người dùng đã bị các công ty công nghệ quảng cáo thu thập dữ liệu một cách bừa bãi, vi phạm quyền riêng tư của người tiêu dùng mà họ không hề hay biết, đồng ý hoặc yêu cầu. Các động thái loại bỏ cookies – hay “cookieless” của bên thứ 3 là tăng cường quyền riêng tư cho người tiêu dùng. Việc loại bỏ cookies trong các hoạt động quảng cáo cũng sẽ giúp giảm thiểu sự gian lận trong quảng cáo, nâng cao an toàn cho thương hiệu và tiết kiệm chi phí để đưa ra kết quả tốt hơn. 

 

10. SEO marketing – marketing dựa theo từ khóa

Trong thế giới Marketing 4.0 hiện nay, chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích của SEO mang lại cho các doanh nghiệp và giúp họ phát triển mạnh mẽ trong việc kinh doanh online. Với hơn 90% người dùng Internet tại Việt Nam sử dụng công cụ tìm kiếm thông tin trước khi quyết định mua một sản phẩm hoặc dịch vụ bất kì. Khi đó, để tiếp cận được khách hàng thì việc đầu tiên là website của bạn phải xuất hiện trên kết quả tìm kiếm. Đó chính là lý do vì sao doanh nghiệp quan tâm đến Search Engine Optimization (SEO) giúp website xuất hiện tự nhiên trên kết quả tìm kiếm và không tốn chi phí, và đầu tư nhân sự về mảng này.

Công nghê và Marketing 11