Là một người làm về lĩnh vực Marketing, bạn cần phải trang bị + nắm chắc 6 công cụ và 5 ứng dụng tốt nhất dưới đây để phục vụ cho công việc của mình.
Các công cụ cần phải có dành cho Marketer
Sử dụng những công cụ này sẽ giúp tăng hiệu quả của chiến dịch Marketing lên rất nhiều lần.
Crashlytics: Theo dõi lỗi của các ứng dụng
Bất kể sản phẩm gì, chất lượng luôn phải là ưu tiên hàng đầu. Dù đó là sản phẩm đơn giản như khẩu trang, cây bút… Tới sản phẩm phức tạp như phần mềm, điện thoại, máy tính…
Tất nhiên, trên đời này không có gì là hoàn hảo cả. Dù bạn có chăm chút sản phẩm tới đâu, quy trình xây dựng phềm mềm có chặt chẽ tới mức nào thì nó vẫn sẽ tồn tại bugs, đặc biệt là bug làm crash ứng dụng. Mà những bugs này lại thường chỉ xảy ra khi người dùng thực sự sử dụng nó. Thế mới đau đầu chứ!
Và Crashlytics chính là công cụ Marketing hữu ích mà bạn cần.
Crashlytics là giải pháp giúp bạn phân tích toàn bộ lỗi (stack trace log) trong chương trình và cung cấp dữ liệu theo thời gian thực. Crashlytics sẽ giúp bạn cải thiện chất lượng ứng dụng và yên tâm hơn khi đưa chúng ra ngoài thị trường.
Optimizely: Công cụ thực hiện A/B Testing
Sau khi đã giải quyết được vấn đề quan trọng liên quan đến bugs của ứng dụng. Đã đến lúc bạn cần quan tâm tới nhu cầu và sở thích của người dùng. Hãy thử cung cấp 2 phiên bản ứng dụng của mình tới những người dùng tiềm năng và thu thập ý kiến của họ về chúng.
Giữa phiên bản A và phiên bản B, khách hàng tự khắc sẽ có những lựa chọn của riêng mình. Còn việc của bạn là dựa vào những xu hướng lựa chọn đó để đưa ra quyết định cuối cùng. Người ta gọi đây là phương pháp A/B testing.
A/B testing là phương pháp được áp dụng khá nhiều trong marketing. Ví dụ như trong quảng cáo Facebook ads, cũng có A/B testing để tối ưu hóa ngân sách, bạn có thể đọc thêm: Thực hiện A/B Testing để tối ưu hóa ngân sách Facebook Ads
Tuy nhiên, thật khó để thực hiện được việc đó nếu không có một công cụ hỗ trợ.
Optimizely chính là công cụ có thể hỗ trợ bạn. Optimizely cung cấp khả năng tối ưu hóa và tiến hành phép thử A/B một cách nhanh chóng. Đặc biệt, công cụ cho phép thay đổi ứng dụng ngay khi bạn có quyết định thay đổi ứng dụng.
App Radar: Công cụ giúp ASO (App Store Optimization)
Nếu đã từng theo dõi các bài viết của mình, có lẽ các bạn đều hiểu được tầm quan trọng của việc tối ưu hóa App Store.
Nhưng công việc này đòi hỏi bạn phải tiêu tốn rất nhiều thời gian và kiến thức để tuân theo đúng các quy tắc của App Store.
Khi không đủ những nguồn lực đó, bạn có thể nhờ cậy vào những chuyên gia hay các dịch vụ bên thứ 3. Họ sẽ giúp bạn tối ưu hóa toàn bộ, hoặc chí ít là thực hiện những khâu khó nhằn nhất như tìm từ khóa tiềm năng, tối ưu hóa offpage…
App Radar là một trong những sự lựa chọn sáng giá. Công cụ app marketing này sẽ làm tăng khả năng hiển thị ứng dụng. Với AI thông minh được tích hợp, App Radar sẽ giúp bạn tối ưu toàn bộ khía cạnh liên quan tới ASO, giúp ứng dụng bạn có thứ hạng cao trên các app store.
App Annie: Công cụ nghiên cứu thị trường
Sản phẩm do mình tạo ra luôn là đứa con tinh thần được chăm chút tỉ mẩn. Hơn ai hết, “cha mẹ” nào cũng muốn đứa con của mình thành công, được nhiều người biết tới.
Một trong những dịch vụ phổ biến nhất có khả năng cung cấp các thống kê uy tín về thị trường ứng dụng chính là App Annie.
Nếu thường xuyên theo dõi các bài viết trên blog, bạn có thể nhận ra việc mình thường kiểm tra những dữ liệu được liệt kê trên nền tảng này trước khi đưa ra quyết định gì đó với ứng dụng.
Ngoài ra, App Annie còn có một tính năng khá hữu ích, đó là hiển thị thống kê các từ khóa mà ứng dụng của bạn đang nắm top. Các bạn thử xem nhé.
App Samurai: Tìm kiếm đúng người dùng
App Samurai cung cấp công cụ chuyên nghiệp cho phép bạn tạo ra những chiến lược marketing hiệu quả. Họ có công nghệ để bạn đạt được mục tiêu, hạn chế rủi ro từ việc bị gian lận quảng cáo.
Ngoài bảng điều hướng thân thiện, công cụ này còn cung cấp 3 lựa chọn rất đáng giá:
- Chiến dịch mua lại.
- Chiến dịch tăng giá.
- Chiến dịch quảng cáo Video.
AppsFlyer: Công cụ tìm lý do tại sao user gỡ app
Sau khi đã cải tiến ứng dụng, tối ưu hóa App store cẩn thận, nghiên cứu thị trường kỹ và thu hút được người dùng mới… Bạn nghĩ rằng đây là lúc để ngồi nhâm nhi cafe, thư giãn và tận hưởng kết quả?
Khi ứng dụng được ra thị trường, đây là thời điểm lý tưởng để bạn quan sát sự vận hành của chiến lược và đánh giá mức độ hiệu quả của nó.
Hãy thử trả lời những câu hỏi dưới đây:
- Có bao nhiêu khách hàng đang sử dụng ứng dụng của bạn?
- Nếu một người dùng quyết định gỡ cài đặt ứng dụng, bạn có biết lý do là gì hay không?
- Nguyên nhân chính làm người dùng gỡ ứng dụng là gi? Do trải nghiệm được như ý hay sản phẩm quá nhiều bug? Hay sản phẩm không đáp ứng được kỳ vọng của người dùng?
Toàn bộ những câu hỏi đó đều sẽ được tiết lộ đáp án bởi một công cụ App Marketing thông minh mang tên AppsFlyer.
Mình nhắc tới nền tảng này bởi khả năng tìm ra những lỗi sai trong chiến dịch marketing và lý do tại sao người dùng quyết định gỡ cài đặt ứng dụng.
Bằng cách này, AppsFlyer sẽ giúp bạn nhanh chóng thay đổi kế hoạch và có những bước đi đúng đắn hơn để giữ chân khách hàng.
5 ứng dụng mà người làm Marketing nên dùng
Evernote
Evernote là ứng dụng bạn cần tải nếu bạn muốn làm việc một cách có tổ chức kể cả ở công ty hay ở nhà với các tính năng:
+ Đánh dấu các ảnh có liên quan để chia sẻ
+ Cắt ảnh chụp màn hình web để sử dụng sau này
+ Viết những đoạn dài và ngắn khi di chuyển
+ Tạo danh sách, ghi chú quan trọng….
Hootsuite
Đây là công cụ không thể thiếu với người làm digital marketing. Ứng dụng này được thiết kế để để hỗ trợ người dùng xử lý nhiều hồ sơ truyền thông xã hội, tiết kiệm thời gian và năng lượng. Người dùng không cần mở Facebook, LinkedIn, hoặc Twitter nữa.
Thay vào đó, sử dụng ứng dụng này để:
+ Đăng những nội dung giống nhau lên tất cả các mạng xã hội cùng một lúc<
+ Quản lý và lập lịch đăng bài trên mỗi tài khoản truyền thông xã hội
+ Giám sát hiệu suất của thương hiệu trên Twitter vad Facebook
+ Nhận thông báo nếu có ai đó nhắc đến thương hiệu của bạn
+ Làm ngắn đường link để thuận lợi cho việc đăng bài
Bạn là nhà lập chiến lược viết nội dung? Flipboard sẽ như là một cuốn tạp chí cá nhân, nơi mà những nội dung bạn thích sẽ được trình bày một cách đẹp đẽ.
Một số tính năng nổi bật như:
+ Thu thập ý tưởng vòng quanh Web
+ Kết nối với các nhà viết nội dung, xuất bản hoặc blogger
+ Nhận hàng loạt tin tức hàng ngày
+ Lưu nội dung để đọc sau
+ Chú trọng vào nội dung địa phương dựa vào vị trí của bạn
Redbooth
Nếu nói về một đặc điểm tuyệt vời của người làm digial marketing, thì đó là việc họ có thể làm việc ở bất cứ nơi đâu. Đây là một nền tảng dễ sử dụng có thể cho phép người dùng liên lạc thông suốt với nhau, bất kể là trong mỗi dự án hoặc trong toàn nhóm.
Dưới đây là một số tính năng của Redbooth:
+ Nhanh chóng truy cập vào những nhiệm vụ quan trọng trong ngày
+ Sắp xếp các nhiệm vụ dựa trên ngày đáo hạn
+ Chat với thành viên nhóm
+ Lưu trữ mỗi nhiệm vụ gọn gàng dưới một tập tin
+ Ngay lập tức xem được nhiệm vụ nào đã được giải quyết
Google Apps
Google Apps là bộ sưu tập của nhiều công cụ ( Gmail, Maps, Docs) mà các chuyên gia có thể sử dụng để giữ năng suất và tính cạnh tranh trong công việc.
Dưới đây là vài ứng dụng mà bạn nhất định phải có:
+ Google Calendar giúp bạn nhớ những sự kiện, lịch quan trọng mà bạn có thể dễ dàng đồng bộ với những công cụ và thiết bị khác
+ Google Vault cho phép bạn lưu và tìm dữ liệu quan trọng (email, báo cáo, và hoạt động của người dùng) để tham khảo trong tương lai
+ Google Docs giúp bạn soản thảo, chỉnh sửa và chia sẻ tài liệu với thành viên nhóm
+ Google Slides giúp bạn soạn các bài thuyết trình đẹp, nhanh chóng mà có thể hiển thị trên bất kỳ thiết bị nào.
Trên đây là 6 công cụ và 5 ứng dụng tốt dành cho những người đang làm về mảng Marketing. Chắc chắn chúng sẽ có ích trong việc hỗ trợ cong o việc của bạn.
Nguồn bài tham khảo từ: Brandee và Vntalking