Tại sao các đại gia công nghệ liên tục thực hiện các vụ mua bán, sát nhập gần đây?

Facebook mua lại Instagram, Microsoft mua lại Yammer và giờ đây Yahoo! tiếp tục mua lại Tumblr. Vậy đâu là nguyên nhân đứng sau những thỏa thuận mua bán này?

Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán ngày nay đã nâng giá trị các công ty start-up về web lên hàng triệu độ. Điều này làm chúng ta liên tưởng đến các sự kiện tại thời điểm bùng nổ thị trường chứng khoán vào năm 1999. Vậy điều gì thực chất đang đứng sau những thương vụ mua bán, sát nhập các công ty gần đây? Việc tăng cường các thương vụ mua bán trong thời gian gần đây của các công ty lớn đủ cho chúng ta thấy sức nóng lên từng ngày cũng như sự đẩy mạnh cạnh tranh của thị trường công nghệ.

Facebook mua lại Instagram sau khi nhận thấy rằng dữ liệu người dùng của ứng dụng chia sẻ hình ảnh này đã “đạt đến đỉnh điểm”

Bất chấp sự ảm đạm trong nền kinh tế châu Âu, sự phục hồi im hơi lặng tiếng của thị trường Mỹ, các đại gia công nghệ bằng nguồn vốn lớn hay với cách tiếp cận vốn riêng của mình vẫn quyết định thực hiện những thương vụ mua bán và sát nhập công ty bằng giấy tờ có giá hay bằng tiền mặt như việc mua lại Instagram của Facebook, mua lại Yammer của Microsoft và mới đây là việc mua lại Summly và Tumblr của Yahoo!. Cùng thời điểm, dù mỗi công ty có những giá trị kinh doanh cốt lõi riêng, nhưng công ty nào cũng muốn tạo lợi thế cạnh tranh của mình trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Và những yếu tố dưới đây chính là điều đã mang đến những thương vụ lớn như vậy.

Sự cổ vũ của cộng đồng

Bí quyết kinh doanh của các công ty hoạt động trong lĩnh vực internet là muốn thành công cần có sức mạnh của cộng đồng. Một công ty muốn thành công cần phải khuyến khích được thật nhiều người dùng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của họ hoặc của đối tác của họ. Trong khi ngày càng có nhiều công ty thành công với mạng xã hội và sức mạnh cộng đồng, việc không có mạng xã hội riêng sẽ là một bất lợi trong thị trường cạnh tranh khốc liệt. Đây chính là nguyên nhân vì sao Google đang cố gắng xây dựng mạng xã hội riêng (Google Buzz, Google+), Yahoo, Microsoft phải mua lại các dịch vụ cộng đồng như Tumblr và Yammer.

Yahoo thâu tóm Tumblr nhằm lấp đầy sự thiếu hụt về mạng xã hội của công ty

Mở rộng cộng đồng

Tuy nhiên, những công ty đã có mạng xã hội riêng cũng nhận ra rằng nếu muốn mở rộng mạng lưới của mình, họ cần đem đến nhiều trải nghiệm mới cho người dùng (đúng ra là tăng thời gian sử dụng sản phẩm của khách hàng để tăng khả năng kiếm tiền qua quảng cáo), đem đến nhiều nội dung hơn và cho phép người dùng được tham gia đóng góp vào nội dung ấy. Đây là nguyên nhân giải thích vì sao Facebook mua lại Instagram và chúng ta sẽ tiếp tục mong đợi những thương vụ mua lại nội dung truyền thống của các công ty với bản chất là mạng xã hội khác. Một ví dụ khác cho việc muốn mở rộng mạng lưới là LinkedIn (dù đây là xây dựng chứ không phải mua lại). LinkedIn đã cho ra mắt dịch vụ “Influencers”. Đây là dịch vụ cho phép nhà tuyển dụng có thể tuyển dụng nhân viên thông qua các nội dung đưa lên.

Di động hàng đầu

Châu Á dẫn đầu thế giời về tốc độ chuyển đổi từ việc dùng máy tính sang sử dụng smartphone và máy tính bảng. Việc thay đổi sử dụng từ màn hình lớn sang màn hình nhỏ được tối ưu hóa các dịch vụ và ứng dụng của smartphone đã quá rõ ràng. Tuy nhiên, một nguyên nhân có vẻ không rõ ràng như trên đó là sự tập trung vào dịch vụ thanh toán trên di động. Dù hiện tại vẫn chưa có một giao dịch nào liên quan đến vệc mua bán các công ty hoạt động trong lĩnh vực thanh toán di động nhưng sự tăng cường giao dịch trong lĩnh vực này sẽ tạo nên xu hướng thâu tóm các công ty thanh toán qua di động trong tương lai.

Giá trị của dữ liệu (và phân tích dữ liệu)

Nguyên nhân cuối cùng dẫn đến các giao dịch, có tiềm năng giúp các công ty phát triển trung hạn lớn nhất là khả năng gia tăng và phát triển dữ liệu lớn, các ứng dụng dữ liệu lớn và các công cụ phân tích dữ liệu cho phép các công ty tận dụng được giá trị sinh ra từ ​​các dữ liệu có sẵn.

Theo e27.co

Tác giả: Rob Bratby. Ông là chuyên gia trong lĩnh vực viễn thông, luật sư về công nghệ và đa phương tiện, hiện đang giữ vai trò Quản lý đối tác tại Olswang Asia.