Content Marketing ngày nay không chỉ nhằm việc xây dựng thương hiệu mà còn mang vai trò gia tăng tương tác, phản hồi từ khách hàng. 76% các Marketer được khảo sát cho biết họ đã lên kế hoạch để sản xuất nhiều nội dung Content hơn nhằm thúc đẩy nhận thức về thương hiệu, tăng tương tác, phản hồi thông tin từ phía khách hàng, chăm sóc khách hàng và nội dung bán hàng. Đó chính là lý do tại sao Interactive Content – Nội dung tương tác đang trở thành xu hướng Marketing trong thời đại 4.0. Interactive Content không còn chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin hay đơn giản là thông báo cho người dùng, mà nó còn mời người dùng/người mua hàng trực tiếp tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm, đôi khi là thay đổi sản phẩm để phù hợp hơn với nhu cầu của người mua hàng. Vậy thì, 6 trend Interactive Content mới nhất của năm 2022 sẽ là gì?
Interactive Content – Nội dung tương tác là gì ?
Interactive content hay content tương tác là các nội dung yêu cầu sự tương tác từ phía người dùng. Với content tương tác, người dùng có thể cá nhân hóa và tham gia vào chính content đó. Những hành động này có thể đơn giản như nhấp chuột để hiển thị hết 100% nội dung, gửi Email tới người dùng để biết thêm thông tin cập nhật hoặc tham gia một bài kiểm tra, trắc nghiệm, v.v. Nội dung tương tác cung cấp cho các marketer nhiều những cách khác nhau để thu hút khán giả của họ bằng những trải nghiệm chất lượng giúp nắm bắt thông tin chi tiết và cung cấp thông tin hữu ích. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về mặt nội dung từ phía khách hàng, các doanh nghiệp thông minh ngày nay đang ngày càng tận dụng tính tương tác trong tiếp thị nội dung của họ để tối đa hóa sự tương tác một cách toàn diện nhất.
- Personalize Quizz – Câu hỏi / trắc nghiệm được cá nhân hóa
Các câu đố, trắc nghiệm đơn giản là cách giúp gia tăng tương tác của công chúng dễ dàng. Họ không cần quá nhiều thời gian để suy nghĩ. Khách hàng có thể dễ dàng phản hồi bằng cách bình luận trả lời câu hỏi, trả lời story; chọn trực tiếp các đáp án có sẵn trên câu hỏi. Kết quả trắc nghiệm còn là cách hữu ích để thu thập phản hồi, thái độ của công chúng. Các doanh nghiệp và nhãn hàng sẽ sử dụng những kết quả đó để có một sự điều chỉnh phù hợp hơn cho người mua hàng. Thậm chí, rất nhiều nhãn hàng đã sử dụng các Quizz này để xây dựng những sản phẩm / dịch vụ được cá nhân hóa dựa trên mỗi hồ sơ khách hàng làm quizz, khiến việc mua hàng trở nên độc nhất hơn bao giờ hết.
Thông qua bài đánh giá, doanh nghiệp có thể hiểu sâu hơn về tính cách của một khách hàng tiềm năng. Dựa vào nội dung tương tác cũng là cách để xác định nhu cầu, so sánh tiêu chuẩn của khách hàng để cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
2. Interactive infographic – thông tin dưới dạng đồ họa
Ngày nay, hơn 40,2% các chuyên gia marketing cho rằng Interactive Infographics là định dạng trực quan tốt nhất cho sự tương tác của khán giả – hơn cả video, bản trình bày và trực quan hóa dữ liệu.
Khá ấn tượng khi chỉ vài năm trước, vào năm 2017, infographics đơn thuần được coi là hình thức nội dung có thể chia sẻ nhiều nhất. Nhưng hiện tại là 2021, có nhiều sự cạnh tranh hơn, vì mọi người đều đang tạo ra những Infographics có tương tác với người xem, vì vậy nếu bạn chỉ xuất bản một Infographics đơn thuần là không đủ. Thay vào đó, bạn phải thu hút người dùng bằng cách đưa Interactive Content vào những ấn phẩm Infographics của mình.
Tạo ra Interactive Infographics sẽ đòi hỏi nhiều thời gian và công sức, nhưng phần thưởng là xứng đáng, vì bạn sẽ có những phần nội dung hấp dẫn thu hút nhiều sự chú ý hơn và tạo ra nhiều chia sẻ trên xã hội hơn.
3. Snack content – chia nhỏ content dưới dạng “hình ảnh”
Snack Content là nội dung “tiêu thụ” nhanh chóng nhờ nội dung ngắn, đánh mạnh yếu tố hình ảnh. Do đó, nó đáp ứng việc thu hút sự chú ý của một người dùng. Các dạng Snack Content thường dùng là Meme, UGC Content (nội dung do người dùng tạo), hay thậm chí là các nội dung được thu nhỏ vào dưới dạng các hình ảnh dễ nhớ và dễ để lại ấn tượng cho người dùng. Một tên gọi khác cho dạng content này chính là “Scrollytelling” – chỉ cấn kéo chuột trên trang web và bạn đã có thể nắm bắt được trọn một câu chuyện, một bài báo hay một thông tin mới được chia sẻ.
4. eMagazine và các biến thể của eMagazine
eMagazine là tác phẩm báo chí đón đầu xu hướng đọc Long-form hiện nay của các độc giả. Bài viết hiển thị toàn màn hình, không xuất hiện bất kỳ quảng cáo nào. Điểm nổi bật của eMagazine là bài viết chất lượng cao về cả Content, Design, trải nghiệm người đọc cao giúp người đọc trải nghiệm tạp chí in phiên bản online trên cả PC lẫn mobile. Với 86% độc giả coi đồ họa là yếu tố đầu tiên cuốn hút khách hàng đọc nội dung, bài viết chứa hình ảnh hoặc video tăng traffic trung bình gấp 32% so với nội dung thông thường. Đó là lý do mà eMagazine – sản phẩm tạp chí online chứa nhiều hình ảnh, thu hút người đọc bởi sự tính thẩm mĩ vượt trội giữa vô số các bài viết thông thường.
Các dạng interactive eMagazine có thể được kể đến như: eMagazine Slide-to-view, eMagazine Audio, Interactive Magazine về nhân vật truyền cảm hứng hay người nổi tiếng,
5. Video tương tác
Theo thiết kế, video là một trải nghiệm sống động, khiến nó trở thành một trong những loại interactive content dễ sử dụng nhất trong marketing. Video cho phép các nhà tiếp thị tự do sáng tạo với thông điệp thương hiệu của họ và cho phép họ thu hút khách hàng tiềm năng theo những cách mà văn bản hoặc hình ảnh tĩnh không thể thực hiện được.
Báo cáo từ Wyzowl tiết lộ rằng xu hướng sử dụng Interactive Video đang gia tăng, với 21% nhà tiếp thị video dự định đưa Interactive Video vào chiến lược tiếp thị video của họ. Interactive Video đem lại trải nghiệm khác biệt với video thông thường. Đây là định dạng video cho phép người xem điều hướng theo các cách khác nhau. Thông qua một vài tương tác như click trên màn hình, người xem có thể kiểm soát được nội dung họ muốn xem và tương tác ngay trên video. Hiểu đơn giản, là thay vì ngồi xem video cho đến hết thì bạn có những tương tác khác trực tiếp với nội dung video.
Các dạng interactive video có thể bao gồm: Click trong video, lựa chọn trong video, interactive story, v.v.
6. Công nghệ thức tế ảo
Cuối cùng, chúng ta phải đề cập đến công nghệ thực tế ảo (XR). Công nghệ này là một tiềm năng lớn và sẽ không bao giờ biến mất, bạn biết đấy. Trên thực tế, rất nhiều những nhãn hàng đã bắt đầu áp dụng công nghệ thực tế ảo vào trong các quá trình mua hàng của khách hàng, trong đó có thể kể đến sự thành công của Sephora Virtual Artist, nơi người dùng có thể chỉnh sửa các tính năng make up ảo, và trải nghiệm các màu sắc khác nhau trên mặt của mình từ nhiều sản phẩm được bán tại Sephora.
Theo chuyên gia SkinStore trung bình mỗi năm người phụ nữ chi tiết tới 300,000$ cho các sản phẩm làm đẹp. Vì vậy, mỗi khách hàng đều muốn đảm bảo rằng mình nhận được sản phẩm tốt nhất. Với công cụ AR của Sephora, phụ nữ có thể dùng thử sản phẩm mà không cần phải đến cửa hàng.
Ba loại công nghệ thực tế ảo được áp dụng nhiều nhất hiện nay bao gồm:
- Thực tế ảo (VR): nơi người dùng đeo tai nghe VR để đắm mình trong thế giới ảo.
- Thực tế tăng cường (AR): đồ họa nhiều lớp trên môi trường thế giới thực.
- Thực tế hỗn hợp (MR): sự kết hợp giữa VR và AR, cung cấp nội dung tương tác mà mọi người có thể thao tác.