Mùa hè đã đến, đây cũng là lúc thị trường tìm kiếm thông tin ở Việt Nam đang nóng lên. Đó là gì và nó có tác động như thế nào đến các nhà tiếp thị Marketing?
Người dùng Việt Nam đang bắt đầu có thói quen lên YouTube để xem kịp từng tập chương trình “Gương mặt thân quen” lên kế hoạch xem phim hay tìm kiếm mọi thứ cho kì nghỉ hè của mình. Và đây chính là cơ hội để những người làm công việc truyền thông, quảng cáo, Marketing tiếp cận khách hàng và đưa sản phẩm của mình đến người tiêu dùng. Những xu hướng đó là gì?
Trẻ em sẽ xem và tìm các video yêu thích trên YouTube
Mùa hè đến đồng nghĩa với việc trẻ em sẽ có thêm nhiều thời gian để thư giãn, vui chơi ngoài trời hoặc lên mạng xem những nội dung trẻ em phổ biến như Bé Bún và anh nhện đỏ và LittleBabyBum. Đối với những em được nghỉ học, phụ huynh có thể cùng tham gia xem với con các video mở hộp đồ chơi, video sáng tạo, phim hoạt hình ngắn, và thử thách vlogger, vốn chỉ có thể được tìm thấy trên YouTube.
Nội dung trẻ em trên YouTube tại Việt Nam không chỉ đơn giản là những bài hát và những bộ phim hoạt hình nổi tiếng như “Doraemon” nữa. Ngày nay, các nhà sáng tạo và vlogger như Chị bí đỏ đã nhanh chóng trở thành những cái trên thân thuộc trong gia đình, đặc biệt là vào mùa hè. Vào giữa tháng Năm và tháng Tám, thời gian xem những nội dung trẻ em trên YouTube tại Việt Nam tăng 30% so với mùa xuân. Trên hết, chỉ riêng trong năm qua, nội dung trẻ em ở Việt Nam đã trở thành loại nội dung phát triển nhanh nhất trên YouTube, và 40 kênh trẻ em hàng đầu đem đến hơn 550 triệu lượt xem mỗi tháng. Con số này vẫn đang tiếp tục tăng trên 85% so với cùng kỳ năm trước.
Các thương hiệu tận dụng được gì?
Họ có cơ hội rất lớn trong việc tiếp cận các ông bố, bà mẹ bằng những nội dung thông minh có liên quan đến nội dung dành cho trẻ em. Hãy cân nhắc việc hợp tác với những nhà sáng tạo nổi tiếng để phát triển những nội dung nhằm thu hút sự chú ý của trẻ em. Hoặc có thể tập trung vào việc đặt quảng cáo của nhãn hàng trên những kênh YouTube phổ biến nhất dành cho phụ huynh và trẻ em, chẳng hạn như DIEN QUAN Kids hay POPS Kids.
Xu hướng tìm kiếm những bộ phim bom tấn trên web và các phòng vé
Một số bộ phim được mong đợi nhất trong năm dự kiến ra mắt vào mùa hè này, và chính những bộ phim ấy sẽ hướng sự hào hứng của người dùng Việt đến các trang web. Phần lớn (85%) người Việt sẽ lên mạng để tìm hiểu về bộ phim trước khi mua vé, thường là tìm kiếm cụ thể tên bộ phim, đó là lý do vì sao chúng tôi thấy có hơn 400 triệu lượt tìm kiếm cho mục này trên Google vào mùa hè năm 2016.
Những bộ phim bom tấn thường phổ biến trong thế hệ Y (millenials) và giới trẻ. Thời gian xem YouTube của lứa tuổi thanh thiếu niên vào mùa hè nhiều gấp đôi so với vào mùa xuân, và lứa tuổi này chắc chắn sẽ lên mạng để xem những đoạn phim quảng cáo của những bộ phim nổi tiếng Hollywood như “The Mummy” và “Transformers: The Last Knight,” hoặc phim nội địa như “Cô gái đến từ hôm qua.” Những đoạn quảng cáo phim trên YouTube đã thu hút trên 500 triệu lượt xem tại Việt Nam vào mùa hè năm ngoái – tăng 136% chỉ trong vòng một năm.
Các thương hiệu tận dụng như thế nào?
Nếu muốn kết nối với những khán giả xem phim nên bắt đầu ít nhất một tháng trước khi bộ phim trình chiếu. Bởi vì trong những tháng hè, thanh niên Việt Nam thường sẽ lên mạng tìm kiếm về những bộ phim sắp chiếu, những ngôi sao nổi bật và thông tin về rạp chiếu. Vì vậy, để tranh thủ được sự chú ý của khán giả, bạn nên thiết kế thông điệp riêng cho thương hiệu hay giới thiệu những chương trình khuyến mãi với thời gian giới hạn vào giữa mùa chiếu những bộ phim bom tấn lớn nhất. Ví dụ, sử dụng quảng cáo tìm kiếm trên điện thoại với vị trí địa lý tập trung tại địa điểm các rạp chiếu phim là một cách để có thể thu hút người hâm mộ phim đến rạp xem.
Người Việt tìm kiếm nội dung của các trò chơi trên YouTube
Nghỉ hè là thời điểm lứa tuổi học sinh, sinh viên tìm kiếm các môn thể thao như: bóng đá, cầu lông… đặc biệt là trò chơi trực tuyến – hay còn gọi là eSports đang tăng vọt.
Theo thống kê, thời gian xem trò chơi trên YouTube tại Việt Nam cao gấp 17 lần so với thời gian xem các nội dung thể thao và lượng khán giả game trên YouTube cao gần gấp hai lần so với lượng khán giả hâm mộ thể thao.
Sự bùng nổ của ngành công nghiệp trò chơi trực tuyến khắp đất nước không chỉ tạo ra một thế hệ game thủ mới mà còn mang đến một lượng lớn khán giả. Trên thực tế, trong tổng số những người xem có đến 40% không tự chơi trò chơi. Bằng những giải đấu chuyên nghiệp được tổ chức, các giải đấu mùa hè thú vị, nhiều nhân vật độc đáo và văn hoá cosplay đầy màu sắc, thế giới của trò chơi trực tuyến đã phát triển vượt xa hơn việc chỉ là chơi – và phần lớn chúng đều tồn tại trên YouTube.
Năm 2016, ba triệu giờ của các nội dung trò chơi đã được xem mỗi ngày tại Việt Nam và số giờ phát sóng trực tuyến các nội dung này trên YouTube đã tăng 400% so với năm trước. Những người yêu thích trò chơi trực tuyến hào hứng theo dõi những buổi phát trực tiếp gồm nhiều người chơi, các màn chơi được ghi lại, video âm nhạc hài hước và những vlogger nổi tiếng như MisthyTV.
Đừng nghĩ rằng chỉ có những thiếu niên với ngân sách hạn hẹp mới thích chơi trò chơi. Cứ bốn game thủ thì có một người là phụ huynh và 45% tổng giờ xem các nội dung trò chơi trên YouTube tại Việt Nam đến từ những người dùng trên 25 tuổi. 36% đến từ nữ giới. Những người yêu thích trò chơi trực tuyến vượt qua những yếu tố về nhân khẩu học, có nhiều sở thích khác nhau và những yếu tố này giúp họ trở thành một trong những người xem “có giá” nhất Việt Nam.
Các thương hiệu nên làm gì?
Đặc biệt là các nhà sản xuất và phân phối game mobile, game pc, eSport phải nắm bắt được những sở thích đa dạng của người chơi khi lên kế hoạch kết nối trên YouTube. So với người dùng Internet khác tại Việt Nam, người chơi game thường có khả năng là những người đam mê xe ô tô, yêu thích phim ảnh và yêu công nghệ, vì vậy hãy đầu tư vào việc phát triển và quảng cáo những video nội dung ứng.
Nếu muốn người dùng biết đến rồi lựa chọn sản phẩm của bạn thì ngay lập tức bắt đầu, triển khai kế hoạch để tiếp cận người cùng trên Youtube bằng những nội dung có ích, có liên quan đi nhé.
Nguồn tham khảo: Google