5 vấn đề pháp lý mà startup nhất định phải biết để tránh

Vấn đề mà nhiều Startup mới gặp phải liên quan đến pháp lý rất nhiều. Họ chỉ quan tâm đến cách kiếm hợp đồng và làm thế nào để sinh lời. Đây là hạn chế của rất nhiều nhà khởi nghiệp hiện nay.

1. Quyền sở hữu trí tuệ

Vi phạm sở hữu trí tuệ với tình trạng hàng giả, hàng nhái trên thị trường luôn là vấn đề nan giải đối với các doanh nghiệp.Vì thế ký kết thỏa thuận về quyền sở hữu trí tuệ sẽ làm rõ ai là người sở hữu, ai có quyền sử dụng (trong thời gian bao lâu), ai có quyền mua lại các sản phẩm trí tuệ này.

5-van-de-phap-ly-ma-startup-nhat-dinh-phai-biet-de-tranh 1

Nhất là các startup về công nghệ, những sản phẩm trí tuệ này là nền tảng hoạt động, nên nếu có xảy ra tranh chấp, sự tồn tại của công ty startup sẽ bị đe dọa nghiêm trọng thì vấn đề này lại càng phải được đặt lên hàng đầu.

2. Các thỏa thuận trước khi thành lập công ty mới

Ban đầu khi mới thành lập công ty, hầu hết các thành viên đều cho rằng họ cùng góp công sức để phát triển nhưng sau một thời gian khi được nhà đầu tư rót tiền vào, lúc đó mới quan tâm đến việc thành lập pháp nhân bởi nó ảnh hưởng đến quyền lợi và dẫn đến các vấn đề tranh chấp.

5-van-de-phap-ly-ma-startup-nhat-dinh-phai-biet-de-tranh 2

Vì thế mặc cho là người thân hay bạn bè thân quen, các nhà sáng lập cũng nên rõ ràng ngay thời gian đầu về các điều khoản hợp tác, phương pháp làm ăn với nhau.

3. Các giấy tờ pháp lý và hành chính cần thiết

Những vấn đề về pháp lý và hành chính liên quan đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp thường bị bỏ quên. Đến khi khách hàng yêu cầu thì lại không có hoặc không đầy đủ, rất có thể mất mối làm ăn.

Từ đây, một lưu ý hết sức quan trọng cho các Startup Việt: Khi bắt đầu khởi nghiệp, cần chuẩn bị các giấy tờ liên quan đến ngành nghề, vốn, đáp ứng một hoặc nhiều điều kiện kinh doanh. Trong một số lĩnh vực kinh doanh thìcác giấy phép chuyên ngành (giấy phép con) là điều kiện bắt buộc.

4. Chọn sai mô hình công ty từ đầu

Lựa chọn mô hình công ty là một trong những yếu tố cơ bản để xác lập quy chế pháp lý đặc thù đi kèm từng mô hình. Hầu hết các startup khi thành lập doanh nghiệp thường hay chọn mô hình công ty cổ phần dễ huy động vốn đầu tư khi có cơ hội.

5-van-de-phap-ly-ma-startup-nhat-dinh-phai-biet-de-tranh 3

Với hình thức cổ phần, sau 3 năm thành lập, các cổ đông sáng lập được quyền chuyển nhượng cổ phần. Nhưng tại thời điểm đó, công ty chưa thật sự ổn định về kinh doanh và tổ chức, nên nếu có sự thay đổi về những người đứng đầu thì doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng.

Tốt nhất là chọn mô hình trách nhiệm hữu hạn vì có biến cố gì xảy ra thì doanh nghiệp sẽ ổn định và có thể thay đổi loại hình kinh doanh phù hợp khi công ty đã phát triển.

5. Các điều khoản sử dụng trang web của công ty

 

Hiện nay Truyền thông digital là kênh quảng cáo nổi bật mà các nhà khởi nghiệp muốn quảng bá sản phẩm cũng như tiếp cận khách hàng thông qua các trang web, fanpage… Vì vậy, việc nắm rõ các điều khoản sử dụng trang web là một điều quan trọng đối với các startup.

5-van-de-phap-ly-ma-startup-nhat-dinh-phai-biet-de-tranh 4

Trong đó việc sử dụng một trang web rất hiệu quả, thể hiện thương hiệu và cung cấp thông tin cho người dùng truy cập. Cho nên việc thực hiện theo điều khoản cũng là bước khởi đầu để các nhà sáng lập giảm hoặc miễn trách nhiệm đối với các hành vi vi phạm nhất là với những trang web mà người dùng có thể đăng bài viết hoặc lời nhận xét của mình lên.

Trên đây là những pháp lý mà startup nhất định phải biết để tránh không gặp phải nhiều vấn đề, hậu quả ảnh hưởng đến lợi nhuận cũng như sự phát triển của công ty.

Tham khảo: khampha.vn