Hiện nay số người dùng mạng xã hội đang tăng từng ngày, tần suất truy cập cũng nhiều lên. Đây là cơ hội lớn dành cho các Startup ở Đông Nam Á, tuy nhiên họ cũng đã vấp phải những sai lầm nhất định.
Theo Social Media Today thì: 22% dân số thế giới đang dùng Facebook, năm 2016 có 76% trong số này đăng nhập hàng ngày. Trên Twitter, 81% người dùng trẻ kiểm tra tài khoản ngày một lần. Trên Snapchat, hơn 400 triệu snap được chia sẻ hàng ngày và gần 9.000 ảnh được chia sẻ mỗi giây. 2/3 người dùng vị thành niên xem Instagram là mạng xã hội quan trọng nhất. 450 triệu người đang dùng LinkedIn. Đây là những con số chứng tỏ lượng người dùng mà mỗi startup tiếp cận trên mạng xã hội không thể kể hết.
Và điều đương nhiên vì quá nhiều mà học cũng gặp phải những lỗi y như các thương hiệu lớn.
1. Không nghiên cứu cẩn thận và kỹ lưỡng
Nhãn hàng quần áo American Apparel vô tình đăng một tấm ảnh lên Tumblr với tag “Smoke Clouds”, tuy nhiên thực tế đây là ảnh từ thảm họa tàu không gian Challenger năm 1986. Ngay sau đó, hãng phải gỡ ảnh vì mọi người bình luận về sự nhầm lẫn. Trong phát ngôn đăng lên Twitter, American Apperel giải thích: “Một nhân viên mạng xã hội trẻ, sinh sau thảm kịch Challenger đã không may đăng blog về bức ảnh vụ nổ trên tài khoản Tumblr của chúng tôi mà không rõ về bối cảnh”.
Bài học ở đây là gì? Trước khi đăng bất kỳ nội dung nào, hãy đọc kỹ từng từ một và kiểm tra nguồn gốc của bức ảnh.
2. Cẩn thận nếu không sẽ bị “phản đòn”
Khi iPhone 6 Plus ra mắt, mọi người thường nhét điện thoại vào túi quần sau, ngồi lên nó và nhận thấy máy bị cong. Không bỏ qua cơ hội, LG Pháp đã cười nhạo đối thủ và đăng tweet: “Smartphone của chúng tôi không bị uốn, nó cong tự nhiên”.
Song, cư dân mạng chỉ ra tin tweet lại được gửi từ một chiếc iPhone. Không cần phải nói thêm gì nữa, LG đã bị “phản đòn”.
3. Không hiểu rõ bối cảnh đã vội hành động
Để tránh các sai lầm tương lai và phải nói lời xin lỗi, hãy bảo đảm bạn biết được bối cảnh của câu chuyện đang xảy ra trên mạng xã hội là gì trước khi tham gia.
Sau một sự cố bạo lực, Janay Palmer Rice quyết định ở lại với cầu thủ Ray Rice của NFL và khởi đầu cho trào lưu hashtag #WhyIStayed, ngay lập tức trở thành xu hướng trên nền tảng Twitter. Tất nhiên, tweet có gắn hashtag này nói về bạo lực nhưng công ty pizza DiGiorno lại cố gắng chen vào và tweet #WhyIStayed You had Pizza”.
Vài phút sau khi bị phản đối, DiGiorno ngay lập tức xóa tweet và đăng kèm “một triệu lời xin lỗi” vì chưa biết về hashtag trước khi đăng. Công ty cũng gửi lời xin lỗi tới từng người đã nhắc tên họ trên Twitter vì bài viết lệch khỏi bối cảnh của mình.
4. Không hiểu rõ ràng mình làm với ai
Một hãng PR đại diện cho MasterCard cố gắng tận dụng Twitter làm nền tảng cho giải Brit Awards. Chiến lược của họ là yêu cầu nhà báo nhắc tên công ty thẻ tín dụng trên mạng xã hội để lấy điểm báo chí cho sự kiện, nơi MasterCard là nhà tài trợ chính.
Nhà báo được hướng dẫn tweet dùng hashtag #PricelessSurprise và thậm chí còn được gửi các tin tweet nháp với khung giờ đăng cụ thể.
Tin tốt là các nhà báo đã tweet về MasterCard kèm theo hashtag. Tin xấu là do công ty thiếu hiểu biết về đạo đức báo chí, nội dung tweet của giới phóng viên không mấy tích cực, chẳng hạn tin tweet này: “Rất khó để đút lót báo chí. Cho mọi thứ khác, chúng ta có MasterCard” (cải biên từ slogan: Có vài thứ tiền không thể mua được. Cho những thứ khác, chúng ta có MasterCard).
Bất kỳ ai cũng có thể cười nhạo chiến dịch mạng xã hội và chỉ trích thương hiệu của bạn. Hãy chuẩn bị mọi thứ thật chuyên nghiệp và duyên dáng để xoay chuyển mọi thứ.
Trên đây là những sai làm và bài học đặt ra dành cho các Startup đặc biệt là các Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Hy vọng họ sẽ rút ra được bài học kinh nghiệm từ thực tế này.