Startup Việt không biết cách nói và gặp khó khăn về sổ sách

Trong ngày công nghệ FPT 2016 hôm 18/5, Giám đốc đầu tư của quỹ Dragon Capital đã nói rằng rất nhiều Startup Việt không biết cách nói, không biết cách giới thiệu ra thị trường và sổ sách còn yếu nên tỷ lệ thành công chưa cao.

Kinh tế Việt Nam phát triển nhưng chưa mạnh

Trong Ngày công nghệ FPT 2016 hôm 18/5, trước khán giả là hàng trăm bạn trẻ quan tâm đến khởi nghiệp, giám đốc Dragon Capital- ông Lê Hoàng Anh người có kinh nghiệm 16 năm trong lĩnh vực đầu tư. Ông chia sẻ về kinh tế Việt Nam cho rằng Việc Nam đã có những bước tiến trong bảng xếp hạng các nền kinh tế trên thế giới trong vòng 5 năm qua, tuy nhiên vẫn chưa mạnh. Các nước trong khu vực như Malaysia hay Indonesia đã phát triển khá xa so với Việt Nam, tất nhiên không kể tới Singapore đã vượt tầm khu vực.

startup-viet-khong-biet-cach-noi-va-gap-kho-khan-ve-so-sach 1

Ông Hoàng Anh khẳng định, nếu không có nhiều công ty khởi nghiệp bứt phá lên để làm chủ, Việt Nam có thể sẽ chỉ mãi làm thuê. Và chủ đề khởi nghiệp, khái niệm “quốc gia khởi nghiệp”, theo ông Hoàng Anh, đang rất được chính phủ và các cơ quan nhà nước quan tâm.

Hạn chế của Startup Việt: không biết nói và kiểm toán yếu

Với kinh nghiệm 16 năm trong lĩnh vực đầu tư, ông cho rằng nhiều startup tại Việt Nam hiện nay “chỉ biết làm, không biết nói”. Tức là họ chỉ biết cắm cúi làm để cho ra sản phẩm mà không biết cách giới thiệu sản phẩm ra thị trường như thế nào, thiếu kế hoạch do đó khả năng thành công không cao. Bên cạnh đó, nhiều công ty đã có sản phẩm tốt nhưng khi tiếp cận các quỹ đầu tư thì gặp khó khăn trong việc định giá, sổ sách kế toán, tài chính…

startup-viet-khong-biet-cach-noi-va-gap-kho-khan-ve-so-sach 2
Trong 16 năm làm công việc đầu tư, công việc đầu tiên của ông khi nhìn vào một hồ sơ cần gọi vốn chính là hệ thống kế toán, kiểm toán, báo cáo tài chính của công ty. Nếu báo cáo kiểm toán được thực hiện bởi một công ty nước ngoài thì yên tâm, nhưng nếu đó là báo cáo thực hiện trong nước thì sẽ phải xem xét kỹ hơn. Ông Hoàng Anh cho biết, các startup sẽ cạnh tranh hơn nếu có số liệu báo cáo được thực hiện bởi các đơn vị kiểm toán uy tín.

startup-viet-khong-biet-cach-noi-va-gap-kho-khan-ve-so-sach 3

Quỹ Viisa đầu tư cho các công ty khởi nghiệp Việt Nam

Trong sự kiện, ông Hoàng Anh cũng đồng thời giới thiệu Viisa, một quỹ và công ty quản lý quỹ do Dragon Capital và FPT hợp tác thành lâp, để đầu tư vào các công ty khởi nghiệp ở Việt Nam. Quỹ này vẫn chưa triển khai để các startup nộp hồ sơ xin vốn, nhưng đại diện Dragon Capital cho biết sẽ hoàn thành xong thủ tục để thành lập quỹ trong thời gian tới. Công ty quản lý quỹ Viisa sẽ có chương trình huấn luyện các startup được chọn, với các huấn luyện viên (mentor) uy tín để đồng hành với các startup, sau đó quỹ Viisa sẽ rót tiền cho các (nhóm) khởi nghiệp tốt nghiệp chương trình huấn luyện.

startup-viet-khong-biet-cach-noi-va-gap-kho-khan-ve-so-sach 4

Đối với các công ty khởi nghiệp muốn nhận hỗ trợ từ quỹ Viisa của FPT và Dragon Capital, ông Hoàng Anh cho biết quỹ sẽ nhắm đến các nhóm đã có sản phẩm, dịch vụ, công nghệ cụ thể. Giám đốc quỹ Dragon Capital cũng cho biết đã có một đơn vị kiểm toán nước ngoài đặt vấn đề làm việc với Viisa nhằm hỗ trợ startup trong thời gian đầu. Với chi phí vài trăm USD/tháng, công ty kiểm toán nước ngoài này sẽ hỗ trợ vấn đề sổ sách cho công ty khởi nghiệp, nhằm tăng tính chuyên nghiệp, minh bạch, uy tín cho các công ty trong bối cảnh khởi nghiệp bận rộn và thiếu thốn hệ thống kế toán, tài chính tốt.

Việc quan trọng đầu tiên của các công ty khởi nghiệp là sản phẩm tốt, có chiến lược PR, Marketing… để giới thiệu sản phẩm ra bên ngoài và có hệ thống kế toán, kiểm toán, báo cáo tài chính của công ty thì mới phát triển tốt được.

Nguồn tham khảo: ictnews.vn