Hình thức Công nghệ giải trí số đang nổi lên mạnh mẽ nhưng không phải ai cũng nhận ra. Vậy đó là gì? Loại hình này mang đến cơ hội, khó khăn và thách thức như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở bài viết sau đây.
Hình ảnh của một ai đó đang “chăm chú” xem – nhìn – sử dụng điện thoại, máy tính từ quán nước, vỉa hè bên lề đường cho đến nơi công cộng như trường học, bệnh viện, công cộng … đã không còn quá xa lạ ở Việt Nam. Tại sao người ta không xem ở nhà cho thoải mái mà phải xem “di động” như vậy? Phải chăng thói quen từ thời xưa khi mà cả nhà cùng ngồi xem tivi, cùng nghe radio mỗi tối với nhau đã thay đổi?
Thử hỏi: Một ngày bạn dành bao nhiêu thời gian để xem chương trình thời sự và chương trình giải trí trên Tivi? Có lẽ không nhiều. Theo một nghiên cứu năm 2018 của Theo Kantar: người dân ở Cần Thơ dành 2,54 giờ/ngày, Hà Nội (2,25 giờ/ngày), TP HCM: 2,04 giờ/ngày và Đà Nẵng: 2 giờ/ngày. Trong đó người già là đối tượng xem TV nhiều nhất.
Còn những người trẻ họ sẽ làm gì? Họ đang “đốt thời gian” mỗi ngày của mình để chơi trò chơi, xem video, nghe nhạc trực tuyến, xem chương trình giải trí mới có tính tương tác qua lại 2 chiều trên máy tính laptop, điện thoại thông minh…..
Thế mới thấy, sự phát triển chóng mặt của Internet như thế nào. Và sự dịch chuyển từ màn hình TV sang điện thoại, màn hình máy tính thay đổi rõ rệt. Thiết bị công nghệ đã, đang trở thành vật “bất ly thân”, là bạn đồng hành và là công cụ đáp ứng nhu cầu học tập, làm việc và giải trí mọi lúc, mọi nơi của con người. Và vô hình chung, hình thức “Công nghệ giải trí số” ra đời.
Loại hình “Công nghệ giải trí số ” là gì?
Vậy công nghệ giải trí số là gì? Đơn giản đó là tất tần tật những nội dung giải trí trên nền tảng công nghệ số phục vụ nhu cầu của con người.
Có thể hiểu nôm na, bao gồm nhiều lĩnh vực như: Phim, Game Shows, Video, Game (trò chơi trực tuyến, trò chơi tương tác), eSports – Thể thao điện tử, thanh toán online… đều thực hiện qua nền tảng số hóa tự động.
Đặc điểm:
– Công nghệ giải trí số chắc chắn phải có trên nền tảng công nghệ kỹ thuật số hiện đại như smartphone, máy tính, Smartwatch…. có kết nối mạng hoặc wifi.
– Khác hẳn với các hình thức giải trí truyền thống, hình thức này sẽ nhấn mạnh vào tính tương tác 2 chiều giữa người cung cấp dịch vụ và người dùng.
Ví dụ: Nếu trước đây bạn chỉ nghe Strearmer nói về game thì ngày nay bạn có thể tương tác, bình luận, nhấn yêu thích, theo dõi…. với streamer hay với những người bạn khác đang cùng theo dõi.
– Mang đến những trải nghiệm thú vị hấp dẫn hơn. Chắc chắn khi người dùng tiếp cận với các nội dung giải trí số mang tính tương tác tác, mới mẻ, được chọn lọc và phù hợp với nhu cầu, sở thích thì họ sẽ thấy hài lòng và yêu thích.
Giải trí là nhu cầ u tất yếu của bản thân mỗi người. Và công nghệ giải trí số là hình thức mới trong tương lai không xa sẽ trở thành xu hướng chung của nhân loại.
Cơ hội phát triển của ngành Công nghệ giải trí số
Tuy chưa bùng nổ rõ rệt nhưng Công nghệ giải trí số đang hiện hình trong đời sống. Nó mang đến:
- Cơ hội cho người dùng tiếp cận, trải nghiệm và tương tác với nhiều loại hình giải trí hiện đại
- Cơ hội cho Startup khởi nghiệp ngành dịch vụ giải trí số
- Tạo thuận lợi cho ngành công nghiệp giải trí chung phát triển
- Thúc đẩy các chương trình giải trí truyền thống thay đổi phương thức truyền tải thông tin
- Thúc đẩy ngành công nghệ thông minh, điện tử viễn thông…
- Cơ hội việc làm, sáng tạo nội dung cho những người trẻ tuổi
Những thuận lợi và khó khăn đặt ra
Có thể thấy rõ, loại hình mới này vừa có điểm mạnh thuận lợi cũng như khó khăn chung.
Thuận lợi để công nghệ giải trí số phát triển:
- Thói quen, xu hướng sử dụng các dịch vụ giải trí trên thiết bị thông minh đang dần thay đổi
- Sự phát triển và phổ biến của các MXH: Facebook, Zalo, Instagram, Twitter…
- Sử dụng Internet đang và sẽ là xu hướng tất yếu, tập trung ở những người trẻ
- Sự thay đổi trong nhận thức của người dùng về việc tiếp nhận, ảnh hưởng văn hóa mới
- Nội dung giải trí ngày càng phong phú và đa dạng
- Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng sử dụng công nghệ (internet + smartphone) lớn nhất thế giới hiện nay.
- Công nghệ, mạng lưới viễn thông phát triển và hoàn thiện hơn: Mạng 3G, 4G, wifi phủ sóng từ thành phố đến nông thôn.
- Nguồn nhân lực trẻ 9X, 10X năng động và sáng tạo
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì Công nghệ giải trí số cũng gặp không ít khó khăn để “sống và phủ sóng” xa hơn. Cụ thể:
- Phải xây dựng được nền tảng công nghệ hiện đại, đồng bộ và tối ưu trên các thiết bị
- Một số nơi, cơ sở vật chất, hạ tầng viễn thông vẫn chưa đáp ứng tốt được nhu cầu
- Tính bảo mật thông tin cá nhân chưa cao
- Chất lượng nội dung chưa được kiểm soát kỹ thậm chí chưa phù hợp với từng lứa tuổi và phạm vi nhất định
- Phải bắt kịp xu hướng thay đổi của giới trẻ?
- Cạnh tranh với các hình thức giải trí truyền thống khác
- Mức chi phí cho các dịch vụ này như thế nào, đã phù hợp với mức sống của người dân hay chưa?
- Nguồn nhân lực còn ít và yếu về chuyên môn
- Thói quen và thái độ tiếp nhận chưa tích cực ở một bộ phận lớn người dùng
Hiện nay ở Việt Nam, Appota là một trong những Công ty đầu tiên xây dựng Hệ sinh thái Công nghệ giải trí số.
- Appota cung cấp các nền tảng cơ bản cho ngành giải trí: thanh toán vay tiêu dùng, kết nối online, logistic, đường truyền và phần cứng.
- Trở thành cầu nối trung gian giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng thông qua hệ thống MCN, wifi công cộng, Mạng xã hội…
- Appota cũng sản xuất, phát hành và phân phối các content giải trí như game, gameshows, các giải đấu eSports – Thể thao điện tử khác.
Công nghệ giải trí số đang được xem là cơ hội, là miếng mồi béo bở cho những công ty về lĩnh vực giải trí số và cả các Starts up. Bên cạnh đó, những thách thức và khó khăn tồn tại không hề nhỏ đòi hỏi người trong cuộc phải tìm ra giải pháp phù hợp.