Thị trường game mobile Nhật Bản: 3 năm nay nhìn lại

Miền đất hứa” xứ sở hoa anh đào Nhật Bản” cho các nhà làm game mobile trong giai đoạn 2013 – 2015. Tuy điều kiện để game đặt chân vào đây khá cao nhưng bù lại đây là thị trường game mobile có tỷ lệ người trả phí cao nhất thế giới. Cùng nhìn lại thị trường game mobile Nhật Bản trong 3 năm gần đây nhé.


1. Quy mô tăng trưởng cao và quảng cáo TV trở thành tiêu chí cơ bản

– Quy mô thị trường tăng cao 

Có thể thấy rõ là quy mô thị trường game mobile Nhật Bản trong hai năm 2013 và 2014 lần lượt đều đang tăng trưởng khác tốt: với mức là 2,9 tỷ USD và 5,47 tỷ USD, đạt tỷ lệ tăng trưởng gần 100%. Trong năm 2015, quy mô đã được nâng lên mức 7,29 tỷ USD, đứng số 1 trên thế giới, với tỷ lệ tăng trưởng bình ổn hơn 25%.

thi-truong-game-mobile-nhat-ban-3-nam-nhin-lai 1

– Xu hướng của người sử dụng

Người chơi Nhật Bản có những đặc điểm  chơi game khác với các game thủ khác trên thế giới đó là: họ thích tụ tập cùng chơi game, họ sẽ trung thành với game mình thích cực cao, không thích là nhanh chóng bỏ game ngay, họ thích những game mobile có thể thao tác bằng một tay, không ngần ngại hệ thống gatcha. Do đó mà các sản phẩm như Puzzle & Dragons, thuộc thể loại thẻ bài với hệ thống gatcha làm trọng đã vô cùng thu hút người sử dụng và đạt doanh thu đỉnh. Bên cạnh đó, người chơi nữ ở Nhật Bản có khả năng trả phí còn cao hơn cả nam, được coi bộ phận người chơi trả phí quan trọng.

– Biến hóa thị trường game ở Nhật 

Trong 2 năm 2013 – 2014, hầu hết các game trong bảng xếp hạng doanh thu top 50 trên nền tảng iOS đều thuộc về những công ty nội địa Nhật Bản. 2 game mobile nước ngoài như: Clash of Clans và Boom Beach chỉ lọt vào được top 20 ở thị trường Nhật Bản, thay vì top 5 ở hơn 140 quốc giá khác trên thế giới.
Trong năm 2015, top bảng xếp hạng Smartphone iOS ở Nhật Bản đã có thêm nhiều màu sắc mới, với sự xuất hiện rõ ràng hơn của các công ty Hàn Quốc và Trung Quốc.

thi-truong-game-mobile-nhat-ban-3-nam-nhin-lai 2
Xu thế “người mạnh ngày càng mạnh” được thể hiện qua sự tập trung của người chơi Nhật Bản đối với một số sản phẩm dẫn đầu, khiến chúng trở nên bất khả chiến bại ở bảng xếp hạng, rất khó cho những cái tên mới có thể đánh đổ.

– Chi phí mỗi người sử dụng khá cao 

Trong năm 2014, chi phí lấy mỗi người sử dụng ở thị trường game mobile Nhật Bản ở mức 1,5 USD đến 3,8 USD. Nhưng do rất nhiều nhà phát hành nước ngoài thiếu kinh nghiệm hoạt động ở thị trường Nhật Bản mà có lúc chi phí này đã đẩy cao lên mức 12,15 USD. Trong năm 2015, chi phí này đã tạm bình ổn mức 3,8 USD đến 6,1 USD.
Có một điều cần lưu ý rằng, sử dụng quảng cáo TV để lấy người sử dụng là một hình thức có hiệu quả tốt ở Nhật Bản. Có hơn 70% game mobile lọt top ở Nhật Bản đều sử dụng quảng cáo TV làm tiêu chí Marketing hàng đầu.

Game mobile màn hình dọc làm chủ, có IP tốt sẽ đột phá

thi-truong-game-mobile-nhat-ban-3-nam-nhin-lai 3
Vì người chơi Nhật Bản thích trải nghiệm game mobile trên những phương tiện giao thông công cộng, nên như cầu thao tác một tay được đặt lên hàng đầu. Các game mobile sử dụng màn hình dọc là phổ biến nhất và trong top 100 iOS thì có tới gần 7 phần là áp dụng hình thức này. Còn lại là các game mobile màn hình ngang thể loại casual như âm nhạc, running ít người dùng hơn.

Chính những đặc điểm bên trong của người chơi game Nhật nên thị trường chính rất khó thâm nhập, cho dù là game mobile nước ngoài hay game mobile mới Nhật Bản muốn cạnh tran đều gặp trở ngại lớn. Điều đó khiến việc khai thác IP và nhắm tới một góc thị trường xác định trở thành một cổng vào quan trọng.

Trong năm 2015, hầu hết các game mobile mới lọt top 50 cơ bản đều có IP tương đối xuất sắc và phổ biến như Fate/Grand Order, You-kai Watch PuniPuni, The Idolmaster: Cinderella Girls Starlight Stage… Đối với những công ty nước ngoài mà nói, để tìm được một IP hút người chơi  tại đây quả là một thử thách.
Năm 2015, quy mô thu nhập thị trường game mobile Nhật Bản có xu hướng tăng trưởng ổn định, những sản phẩm có lự tức 90,000 USD/tháng lên tới hàng trăm sản phẩm. Dựa theo số liệu của Metaps cho hay, top 5 doanh thu trên Google Play có doanh thu hàng tháng gần gấp 2 lần so với năm ngoái, lên tới 18 triệu USD/tháng. Doanh thu hàng tháng trong top 10 cũng gấp 2 – 4 lần năm ngoái, đạt 1,8 triệu – 9 triệu USD/tháng.

Nhắm đến thị trường game mobile Nhật Bản là điều không phải đơn giản nhưng là một thử thách cho các nhà sản xuất và phân phối game hàng đầu. Cần phải xác định rõ mục đích và hướng đi để có thể tấn công vào vùng đất hái ra tiền từ game nhưng khá khó tính này.