Thị trường game di động Việt trong vài năm gần đây diễn ra rất sôi nổi với hàng trăm nhà phát hành game trong, ngoài nước tham gia và số lượng người chơi đông đảo. Những định hướng sau có thể giúp những nhà phát hành mới có được thành công tại thị trường game di động Việt.
Tại Việt Nam, sự phân mảnh của phần cứng là smartphone diễn ra rất rõ nét. Ngoài ra, có đến 60-90% người dùng đều sử dụng jailbreak hoặc root điện thoại. Điều này gây ra thách thức không hề nhỏ cho việc tối ưu hóa game để đảm bảo tốt trải nghiệm người dùng.
1. Miễn phí là xu hướng
Những game miễn phí tích hợp tính năng In-App Purchase có doanh thu gấp 10 lần game thu phí. Số liệu về doanh thu trên App Store là một minh chứng rõ ràng. Cũng giống như các thị trường khác, sự quan tâm đến các ứng dụng thu phí tại thị trường ứng dụng điện thoại thông minh ở Việt Nam còn khá thấp. Theo số liệu của công ty Appota, doanh thu của các ứng dụng thu phí chỉ khoảng 3-5% và còn có khuynh hướng giảm. Do đó, yếu tố đầu tiên là các nhà sản xuất Trung Quốc nên đẩy mạnh phát triển các game di động miễn phí. Những gì miễn phí luôn được cộng đồng đón nhận.
2. Hoàn thiện công cụ hỗ trợ
Ngoài việc liên kết với các thẻ thanh toán nước ngoài, phần lớn người dùng Việt Nam sử dụng các phương thức thanh toán khác như qua tin nhắn SMS, thẻ cào, ví điện tử, Internet banking… Trong đó, phương thức thanh toán thường sử dụng nhất là tin nhắn SMS, nhưng đối với nhà phát hành đây là cách ít lợi nhuận nhất, vì phải chia doanh thu với nhà mạng. Điều cần làm ở đây là phải quy hoạch lại hình thức thanh toán, SMS chỉ dùng để thanh toán mệnh giá thấp, thẻ cào dùng thanh toán các mệnh giá cao để giảm thiểu việc “thất thoát lợi nhuận”.
3. Kết hợp mạng xã hội hiệu quả
Facebook vẫn là mạng xã hội thường được sử dụng nhất tại Việt Nam. Do đó, khi phát hành sản phẩm game tại Việt Nam, chỉ cần truyền thông trên Facebook là đủ, thành lập các fanpage, hội nhóm để kết nạp người chơi. Thói quen của người dùng Việt Nam là trò chuyện khi chơi game, do đó nên tập trung chủ yếu vào việc giao lưu với người chơi, cung cấp cho họ những thông tin hữu ích và giá trị, từ đó có thể cho phép người chơi đăng nhập bằng tài khoản mạng xã hội. Mở rộng tài khoản đăng nhập game từ tài khoản mạng xã hội.
4. Bản địa hóa (Việt hóa)
Thị trường game di động Việt là thị trường đặc thù, do đó cần phải bản địa hóa ở mức độ nhất định. Phần lớn các phiên bản game đều có bản tiếng Anh nhưng việc bản địa hóa sang tiếng Việt các sản phẩm cũng sẽ dễ gây thiện cảm hơn với người dùng. Việc này không tốn nhiều thời gian và khá đơn giản. Một game khoảng 10.000 từ có thể Việt hóa trong khoảng 2 tuần. Vì vậy, Việt hóa game sẽ giúp nhà phát hành tiếp cận gần hơn đến người chơi Việt Nam.
Game được “Việt hóa” sẽ dễ dàng thu hút được người chơi hơn
5. Chọn kênh phát hành chính xác
Các kênh phát hành tại thị trường Việt Nam phân mảnh và phức tạp. Nếu có thể hợp tác với các Store (kho ứng dụng) thì nhà sản xuất sẽ có thêm cơ hội đưa sản phẩm tiếp cận người dùng. Ngoài iTunes và Google Play, các nhà phát hành nên phối hợp với các kho tải dành riêng cho thị trường Việt sẽ đạt hiệu quả cao hơn rất nhiều, hiện nay Appota đang liên kết với những kho tải lớn nhất Việt Nam với hơn 11 triệu user trong nước.
6. Hợp tác quảng bá trên các wapsite
Đối với những khách hàng dùng điện thoại Android dòng thấp thì kênh quảng cáo trên các trình duyệt WAP là rất quan trọng. Mỗi ngày có hàng ngàn quảng cáo đơn giản được đưa lên các trang wap, thu lại hiệu quả cao.
7. Chọn hình thức quảng cáo CPA (Cost per Action)
Phương thức quảng cáo qua tin nhắn đã không còn mới mẻ nữa. Hiện tại các doanh nghiệp thường dùng phương pháp quảng cáo như CPI (Cost per Impression – chi phí lượt hiển thị) và CPA (Cost per Action – chi phí để đổi lại một hoạt động của người xem, như đăng ký hoặc click vào link). Tại Thị trường game di động Việt Nam hiện nay, những nhà phát hành ngoại có thể hợp tác với các công ty quảng cáo như Golden Sun, Appota hoặc lựa chọn Facebook marketing để phát triển số lượng user cho những sản phẩm của mình.
Appota Team.