List startup nổi bật tại châu Á tuần 3 tháng 5/2014

Sau đây là danh sách những khởi nghiệp “hot” châu Á trong tuần 3 tháng 5/2014 được trang tin TechinAsia tổng hợp lại

1. Raladi – Indonesia

Đây là website thương mại điện tử B2C bán các sản phẩm thiết bị, linh kiện trong các ngành công nghiệp tại Indonesia. Trong tuần này, Raladi nhận được khoản đầu tư không tiết lộ từ quỹ East Ventures.

ralali-website

2. Candy – Singapore

Candy là nền tảng quảng bá ứng dụng được phát triển bởi YoYo Holdings. Công ty này đã huy động được vốn đầu tư từ các quỹ Gree Ventures, Cyberagent Ventures, and Incubate Fund

3. Hello Market – Hàn Quốc

Ra mắt năm 2011, Hello Market là website thương mại điện tử với số lượng mặt hàng đa dạng và phong phú  Trong tuần vừa qua, nhóm phát triển Hello Market đã nhận được đầu tư vòng seed funding từ Korea’s GS HomeShopping

4.  I3 Precision – Singapore

I3 Precision là giải pháp giúp giảm thiểu sai sót trong việc cung cấp đơn thuốc tại các bệnh viện và nhà thuốc tại Singapore. Cùng với đó, các công ty là tạo ra một hệ thống đăng ký và nhận dạng thuốc độc lập gọi là Medsafe. Hiện tại, quỹ Red Dot Ventures đang là nhà đầu tư của I3 Precision

5. Unified Inbox –  Singapore

Ra mắt vào năm 2012, trụ sở tại Singapore Unified Inbox là ứng dụng cho phép người dùng lấy dữ liệu từ email, Twitter, Facebook, LinkedIn, Google+, hoặc tin nhắn SMS. Ngoài ra ứng dụng còn được kết nối với Line, Whatsapp, Basecamp, Dropbox và Evernote. Với tính năng vượt trội, Unified Inbox đang nhận được sự chú ý khi mang đến giải pháp hoàn hảo cho việc quản lý truyền thông xã hội của cá nhân cũng như doanh nghiệp

6. Freakout – Nhật Bản

Freakout là hệ thống quảng cáo đấu giá theo thời gian thực, Freakout sở hữu kho dữ liệu người dùng lớn, giúp các thương hiệu có thể quảng bá sản phẩm đến đúng đối tượng khách hàng. Mới đây, Frout đã chính thức IPO trên sàn chứng khoán Tokyo.

7. AfterShip – Hong Kong

Thành lập vào năm 2012, AfterShip cung cấp các gói phần mềm theo giám sát quá trình ship hàng cho các công ty thương mại điện tử tại Hong Kong, startup này đã nhận được tài trợ từ IDG-Accel của Trung Quốc.

8. Sansan – Nhật Bản

 Được thành lập vào năm 2007, Sansan là một khởi động Nhật Bản chuyên về chức năng quét và lưu trữ thông tin card visit. Startup này đã nhận được đầu tư từ công ty DCM tại thung lũng Silicon để mở rộng sang thị trường Mỹ và châu Á

9. Ximalaya – Trung Quốc

Ximalaya là dịch vụ nghe nhạc trực tuyến tại trung quốc, dịch vụ này đã nhận được vòng cấp vốn serie A từ các quỹ đầu tư Kleiner Perkins, Sierra Ventures, and SIG China.

10. 8securities – Hong Kong

8securities là startup hoạt động trong lĩnh vực quản lý giao dịch tài chính. Ứng dụng này đang hướng đến thị trường Nhật Bản nhằm phát triển mạng lưới kinh doanh của mình

11. Peatix – Nhật Bản

Peatix là ứng dụng đặt vé và quản lý các sự kiện tại Nhật Bản. Với mong muốn tập trung tối đa vào những nhu cầu cần thiết với khách hàng, ứng dụng đã đạt được những thành công ban đầu khi có trong tay hơn 17 nghìn sự kiện tại 25 quốc gia khác nhau

PeaTix

12. Gengo – Nhật Bản

Gengo là startup về nền tảng crowdsourcing trong lĩnh vực dịch thuật trực tuyến. Cho đến nay, Gengo đã dịch hơn 150 triệu từ. Một số khách hàng của nó bao gồm Alibaba, YouTube, Rakuten, và TripAdvisor.

13. DrWealth – Singapore

DrWealth là ứng dụng lập kế hoạch tài chính với các giải pháp như tối ưu hóa chi phí, quản lý, giám sát dòng tiền và rất dễ sử dụng.

14. Ripplrz – Philippines

Ripplrz là một chuỗi các hoạt động hội thảo tại Philipines nhằm giúp các lập trình viên có thể phát triển những kỹ năng trong công việc với sự trợ giúp của các chuyên gia đến từ những công ty khởi nghiệp trong nước và quốc tế

Ripplrz

15. Wumi – Trung Quốc

Giống như một bản sao của Secret, Wumi là ứng dụng chia sẻ những thông tin ẩn danh tại Trung Quốc.

16 . Eigooo – Nhật Bản

Eigooo là ứng dụng nhắn tin miễn phí tại Nhật Bản. Không giống những ứng dụng OTT khác, Eigoo chỉ tập trung duy nhất vào việc nhắn tín và cung cấp tin tức theo thời gian thực.

ICTNews