Là một Content Marketing khi đặt bút viết nội dung, bạn luôn luôn phải đặt ra câu hỏi: “Khách hàng của mình muốn xem gì? Viết như thế nào cho hay?…..
Content Marketing cơ bản là sử dụng nội dung nhằm mang đến giá trị cho đối tượng mục tiêu với thông tin và chiến lược trong hoạt động marketing của một doanh nghiệp hay thương hiệu. Có rất nhiều dạng thông tin bao gồm: Blog, Podcast, Video, SEO, Email Marketing, Social Media, Landing Page… nhưng mỗi ngành hàng, lĩnh vực đều có chiến lược Content Marketing riêng. Và với tư cách là một marketer, bạn phải tự hỏi rằng: “Khách hàng của bạn muốn xem nội dung gì?” và bắt đầu lập kế hoạch sử dụng hình thức nào cho phù hợp cho riêng họ.
Thấu hiểu nội dung tìm kiếm của người dùng
Theo nghiên cứu của Forester, 93% trải nghiệm trực tuyến bắt đầu bằng công cụ tìm kiếm. Và, khoảng 4000 lượt tìm kiếm được thực hiện trên Google trong một ngày. Và nó không phải là tất cả người dùng chỉ định một từ khóa tương tự để tìm kiếm. Do đó, bạn nên biết ý định tìm kiếm của người dùng. Một trong những yếu tố chi phối để xếp hạng mục đích tìm kiếm của người dùng là dựa trên các thông số của từ khóa.
Informational search: Từ khóa có thể được chỉ định để thu thập kiến thức về điều gì đó, ví dụ: xu hướng content marketing, giá bitcoin…
Navigational search: Sử dụng các từ khóa để truy cập vào một trang web, ví dụ: YouTube, CNN news…
Transitional search: Từ khóa sẽ được đưa ra để mua thứ gì đó, ví dụ: lò nướng, mặt nạ ngủ…
Để thực hiện một chiến dịch content marketing xthành công, bạn nên theo dõi ý định tìm kiếm của người dùng. Hiện tại, ý định tìm kiếm của người dùng đang là tâm điểm thu hút trong content marketing và sẽ trở thành xu hướng dài lâu cho các thương hiệu áp dụng.
Nội dung tương tác
Tương tác giúp tăng trải nghiệm, giải trí và thu hút khách hàng của bạn 24/7. Bạn có thể tương tác bằng cách đưa ra một cuộc thăm dò ý kiến, thực hiện các câu đố & trò chơi, hiển thị hình ảnh động, v.v.
Thay vì chỉ lướt qua nội dung thông thường, khách hàng của bạn sẽ hào hứng tương tác với trang của bạn. Để cải thiện mức độ chú ý của khách truy cập trang web của bạn, bạn có thể gây ấn tượng với họ bằng nội dung tương tác sẽ là xu hướng khó mà lỗi thời.
Nổi bật và hiệu quả nhất trong các nội dung tương tác được sử dụng trên các nền tảng mạng xã hội chính là carousel post. Khách hàng có thể lướt danh mục sản phẩm, danh sách khuyến mãi hay thậm chí là một chiến dịch video trên loại hình này, và thương hiệu cũng có thể gắn liên kết đến trang web mua hàng của họ để thuận tiện cho khách hàng hơn.
Nội dung trên mạng xã hội
Ắt hẳn bạn sẽ không thể phủ nhận sức mạnh, độ phủ sóng và lan rộng của mạng xã hội đối với người dùng cũng như khách hàng của bạn. Hiện tại và trong cả tương lai, thời gian dành cho mạng xã hội sẽ tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba thời gian khách hàng ngồi trước TV, Radio, hay ra ngoài để thấy biển quảng cáo.
Đầu tư chi phí cho social media marketing là vô cùng cần thiết bởi số lượng người dùng Facebook, Youtube, Instagram, Twitter, TikTok, LinkedIn là cực kì lớn và thương hiệu của bạn sẽ tiếp cận được nhiều khách hàng mới hơn.
Tuy nhiên, mỗi mạng xã hội tiếp cận với đối tượng người dùng khác nhau, người dùng Facebook không giống Instagram và cũng lớn tuổi hơn rất nhiều so với TikTok nên bạn hãy chọn kênh phù hợp để truyền tải nội dung mà bạn muốn.
Nội dung trên mạng xã hội cũng muôn màu muôn vẻ và mang tính cập nhật rất cao, vì vậy, thương hiệu bạn nên thoải mái và tránh bị bó buộc, hạn chế nội dung.
Podcast & Webinar – Tệp âm thanh
Podcast là tệp âm thanh được đăng lên trang web hoặc dịch vụ phát trực tuyến có sẵn với nội dung đa dạng, rất phù hợp với mục đích giáo dục, chia sẻ kinh nghiệm và đưa ra nhận định cá nhân cho đối tượng khán giả là người thích nghe hơn là đọc. Podcast khá phổ biến trên các nền tảng âm thanh như Spotify, Apple Podcasts.
Webinar là công cụ tổ chức hội thảo được truyền hình trực tiếp dựa trên web kết nối giữa khán giả với người dẫn hội thảo trên web.
Cả hai công cụ đều cho phép các doanh nghiệp tương tác với khán giả của họ và có lợi cho việc chia sẻ kiến thức và dẫn dắt tư tưởng, đó là lý do tại sao cả hai đều trải qua sự bùng nổ về sự phổ biến trong những năm gần đây.
Landing Page và Chatbot
Trong các chiến dịch quảng cáo trực tuyến, landing page là một trang web đơn có nội dung tập trung nhằm dẫn dắt và thuyết phục người đọc thực hiện một mục tiêu chuyển đổi cụ thể, có thể là mua hàng, đăng kí tài khoản hoặc tham gia một sự kiện, concert,… Nội dung trên landing page cũng đại diện thương hiệu truyền tải thông tin đến khách hàng, khuyến khích họ tương tác với trang.
Ngày nay, khách hàng thích nhận được giải đáp cho các thắc mắc của họ một cách nhanh chóng và tức thì. Thông qua chatbot, bạn có thể làm tất cả để trả lời cho họ. Các doanh nghiệp đã bắt đầu thực hiện tương tác với khách hàng bằng chatbot để tiết kiệm thời gian. Việc xây dựng nội dung cho chatbot để tạo tiếng nói thương hiệu riêng để phản hồi tốt với khách hàng cũng như để họ có được trải nghiệm cá nhân hoá, đồng thời tiết kiệm một số ngân sách cho tư vấn viên. Nếu bạn đang là thương hiệu bán lẻ, kinh doanh dịch vụ thì chatbot là lựa chọn vô cùng thích hợp.
Nội dung E-A-T
Thông thường, khi bạn muốn mô tả một người, bạn sẽ nói về vóc dáng họ ra sao, cân nặng của họ thế nào, màu sắc đại diện cho họ là gì và những thứ khác nữa sâu sắc hơn về họ. Điều này cũng tương tự đối với content marketing, nếu bạn muốn mọi người nói về nội dung mà bạn truyền tải, bạn phải cung cấp kiến thức mang tính chuyên môn, nội dung có kiểm duyệt và phải thực sự đáng tin cậy.
Vào năm 2015, Google đã giới thiệu nguyên tắc đánh giá chất lượng trong đó nội dung E-A-T (Expertise, Authoritativeness, Trustworthiness) phải được bao gồm:
– Liên kết từ các trang web có thẩm quyền với số liệu thống kê, dữ liệu và dữ kiện đi kèm.
– Cập nhật trang web của bạn theo xu hướng thay đổi liên tục.
– Cung cấp tiểu sử của bạn trong trang giới thiệu.
Tuy nhiên, người đánh giá chất lượng sẽ không xếp hạng nội dung của bạn dựa trên các từ khóa và liên kết. Website và web page không có mục đích, nội dung không giúp ích cho người dùng, nội dung độc hại, thông tin lừa đảo sẽ bị đánh giá thấp và nội dung có E-A-T sẽ dẫn đầu trong SERP (trang kết quả của công cụ tìm kiếm).
Video & Live – Các video trực tuyến
Một cách nổi bật hơn hết để trình bày nội dung là thông qua các video trực tuyến. Ngày nay, người tiêu dùng quan tâm đến việc xem nội dung video nhiều hơn hẳn so với việc xem blog hoặc nghe âm thanh, hoặc đọc những nội dung ngắn trên mạng xã hội. Video có sức mạnh khơi dậy cảm xúc và thúc đẩy người xem tương tác với thương hiệu. Khi bạn đăng video phát trực tiếp, bạn có thể giao tiếp với khán giả của mình, trả lời các câu hỏi của họ, tổ chức các cuộc phỏng vấn với các chuyên gia, giới thiệu sản phẩm và nhiều hơn nữa.
Ngoài ra, video với thời lượng dài mang tính truyền tải thông điệp cao cũng là xu hướng mà rất nhiều thương hiệu đang áp dụng cho các chiến dịch ra mắt sản phẩm, dịch vụ mới. Một viral đánh trúng vào tâm lí khách hàng, giải quyết vấn đề mà họ đang vướng mắc sẽ là mục tiêu mới cho kế hoạch thực hiện các chiến dịch marketing cho thương hiệu của bạn.
Storytelling
Việc kể một câu chuyện cho khách hàng của bạn về nguồn gốc, cảm hứng tạo ra sản phẩm sẽ mang tính truyền tải cao hơn, nhất là về mặt giá trị cảm xúc. Sản phẩm không chỉ được đề cập về công dụng, tính năng mà còn là cả một sự cố gắng, hành trình nhào nặn ý tưởng,… sẽ khiến cho nội dung của bạn thêm phong phú và khác biệt hơn.
Đầu tư cho nội dung chất lượng và mang tính cá nhân của thương hiệu hơn thông qua những bài viết dài hơn, chăm chút hơn trên website hay các bài viết chuyên sâu hơn trên các nền tảng mạng xã hội để thu hút khách hàng dành thời gian để thấu hiểu và cảm nhận từng giá trị mà thương hiệu mang đến.
Đầu tư một Content tốt chính là có được sự chú ý, quan tâm và lòng tin lâu dài của khách hàng. Mong rằng những thông tin trên đây hữu ích cho bạn đọc.
Nguồn bài tham khảo: brandsvietnam