Những thói quen tốt dưới đây sẽ giúp bạn nâng cao hiệu quả công việc, tăng năng suất, bớt áp lực, tràn đầy sự tự tin các sức sống mỗi ngày để thành công hơn.
Hãy xem bí quyết của họ như thế nào nhé.
Luôn luôn xác định rõ ràng mục tiêu
Có một mục tiêu rõ ràng là điều vô cùng quan trọng, mục tiêu đem tới cho bạn phương hướng và động lực, nhưng như vậy chưa đủ, có mục tiêu rồi nhưng chưa chắc đã có động lực, cũng chưa chắc đã có được vui vẻ trong quá trình theo đuổi mục tiêu, vì vậy, thiết lập mục tiêu là cũng là một kĩ năng, và sự rõ ràng mới là sức mạnh. Sự rõ ràng ở đây bao gồm: bạn là người ra sao? Đâu mới là việc thực sự có ý nghĩa với bạn? 5 năm, 10 năm sau, bạn hi vọng mình trở thành một người ra sao? Là người được người khác kính trọng, tự tin hay đủ năng lực giúp đỡ người khác? Bạn muốn sở hữu năng lực ra sao? Tiếng anh lưu loát, năng lực chuyên môn vô cùng giỏi hay có thể chụp ra những bức ảnh lay động lòng người?
Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, hãy tự hỏi mình những câu hỏi này, từ đó nhìn nhận một cách rõ ràng mục tiêu của mình. Tránh trường hợp “sống cho qua ngày” từ ngày này qua ngày khác, từ năm này qua năm khác rồi hết cả đời.
Cân bằng cuộc sống, nuôi dưỡng cảm xúc tích cực
Một chiếc máy làm việc cả ngày, nếu không được bảo dưỡng thường xuyên, nó sẽ không thể duy trì được công suất, tốc độ lão hóa cũng sẽ diễn ra rất nhanh, vì vậy, phải có sự cân bằng giữa làm việc và bảo trì. Con người cũng vậy, phải duy trì năng lượng về thể chất, cảm xúc và tinh thần. Bạn nên ăn uống lành mạnh và ngủ đủ giấc, tạo cho mình thói quen suy nghĩ tích cực hơn, có ý thức để ý hơn tới những cảm xúc hiện tại của bản thân, bao gồm cả cảm xúc đối với người khác và cảm xúc đối với chính mình.
Con người trong một ngày sẽ phải trải qua rất nhiều chuyện, nó kéo theo những thay đổi trong cảm xúc, khiến ta rất dễ có xu hướng đem cảm xúc lúc này đặt vào việc tiếp theo, cơ thể dù đã ở trong hoàn cảnh khác nhưng cảm xúc lại thường không kịp thích ứng. Chẳng hạn như vừa bị lãnh đạo mắng, vậy thì ở cuộc họp diễn ra ngay sau đó, khó mà có thể bình tĩnh tham gia cuộc họp với một tâm trạng tốt nhất. Vì vậy, khi đổi sang làm một việc khác, đổi sang một hoàn cảnh khác, cần phải có ý thức điều chỉnh lại cảm xúc của mình. Ví dụ như trước khi bước vào nhà, phải nhắc nhở bản thân không được mang tâm trạng xấu, sự bực mình ở công ty vào theo trong nhà để rồi “giận cá chém thớt” lên vợ con.
Làm việc nhiệt huyết để có kết quả tốt
Muốn từ “ưu tú” đột phá lên thành “ưu việt”, có 3 nguyên tắc: làm việc mình giỏi, làm những gì có ích và làm việc một cách nhiệt tình.
Muốn thành công, muốn đạt được hiệu quả cao, cần phải không ngừng tìm ra và thúc đẩy sự nhiệt tình trong quá trình thực hiện mục tiêu, sự nhiệt tình giống như một lực kéo, thúc đẩy bạn tiến lên phía trước một cách trơn tru. Còn làm việc mà trong đầu luôn nghĩ rằng mình bị ép phải làm, không để “tâm” ở trong đó, vậy thì bạn sẽ không bao giờ cho ra được kết quả tốt nhất.
Vì sao phải học? Vì sao phải nỗ lực? Tìm ra được sự nhiệt tình trong mọi tình huống, cách nhìn nhận của bạn đối với sự vật sự việc cũng sẽ trở nên khác biệt.
Tăng “năng suất”
Làm thế nào để tăng “năng suất”?
Phàm là chuyện gì cũng bắt đầu từ mục tiêu.
Không có năng lượng, sự nhiệt tình, sẽ không tạo ra năng suất.
Chuyên tâm mới có thể tăng năng suất.
Phân tâm, làm nhiều việc một lúc là kẻ thù số một của năng suất.
Tập trung đi làm những việc tạo ra hiệu quả cao.
Nghỉ ngơi và cân bằng cuộc sống
Tích lũy sức ảnh hưởng: giúp đỡ và biết ơn sự biết đỡ
Nếu bạn muốn trở thành tầng lớp quản lý, lãnh đạo hay đơn giản là trở thành tấm gương cho thế hệ sau, vậy thì bạn phải tích lũy cho mình sức ảnh hưởng. Có hai điểm chính: giúp đỡ người khác và biết ơn sự giúp đỡ của người khác.
Những người thành công, không chỉ tự mình làm nên rất nhiều chuyện to lớn, mà còn dẫn dắt rất nhiều người phát triển, bởi ở cạnh những người thành công, bạn có thể học hỏi được rất nhiều điều, được mở rộng tầm nhìn…
Biết ơn sự giúp đỡ của người khác, có như vậy, trong lần tới gặp khó khăn mới có người tiếp tục sẵn sàng đứng ra cùng bạn đối mặt.
Phát triển dũng khí, gạt bỏ nỗi sợ hãi
Đừng sợ tạo ra thay đổi, ngay cả khi bạn không thể dự đoán được con đường phía trước sẽ có hình dạng ra sao.
Muốn phát triển dũng khí, hãy bắt đầu từ việc dũng cảm đón nhận thử thách ngay trước mắt, không ngừng học hỏi cách giải quyết những vấn đề mới, bởi lẽ càng biết giải quyết vấn đề sẽ càng trở nên tự tin, đối với những chuyện chưa biết sẽ càng dũng cảm đối mặt hơn.
Dũng khí là gì?
Là tin vào chính mình, dũng cảm nói không với những thứ không thích hợp với bản thân.
Là trở thành bản thân ở phiên bản tốt hơn, không ở trong vùng an toàn quá lâu, không ngừng thử thách giới hạn của bản thân, phát huy tiềm năng ẩn giấu.
Là gạt bỏ nỗi sợ hãi, không sợ trách nhiệm, càng dám làm, càng có nhiều kinh nghiệm, càng tự tin hơn.
Hy vọng với những thói quen trên đây sẽ giúp bạn nâng cao hiệu quả công việc, duy trì năng lượng tích cực để cuộc sống thêm tươi mới và thành công hơn.
Nguồn bài tham khảo: Cafebiz