Hầu hết các công ty đều hiểu rằng mobile là xu hướng không thể tránh khỏi. Thậm chí, động lực “Mobile first” ngày càng trở nên mãnh liệt, những ứng dụng có thể mobile hóa đều được làm phiên bản mobile trước, các sản phẩm web có sẵn đều cố gắng có được bản mobile.
Vấn đề là, mobile vẫn là xu hướng mới mẻ với các thông tin đa chiều, thừa hưởng tư duy từ việc xây dựng phần mềm và web.Nhưng công ty thường mắc các sai lầm trong quá trình phát triển sản phẩm, khiến cho giá cả phát sinh lên đến hàng trăm ngàn đô la và thời gian thi công phát sinh lên đến hơn 50% thời hạn.
Vậy hãy lắng nghe các bài học từ các chuyên gia trong lĩnh vực phát triển mobile app chia sẻ về những kinh nghiệm của họ.
Sau đây là 6 điều cần khắc phục để tiết kiệm 50% ngân sách và thời gian thi công app:
- Hãy tinh gọn
Đừng cố nhồi nhét quá nhiều tính năng và nghĩ người dùng sẽ cần nó, hãy tạo ra một phiên bản cơ bản nhất có thể, chỉ xoay quanh tính năng cốt lõi của bạn. Burbn, tiền thân của Instagram, là một ứng dụng mạng xã hội với hàng tá các tính năng mà đội phát triển nghĩ là người dùng sẽ quan tâm. Keith Sawyer, CEO&Founder cty phát triển Instagram nói ”Hàng tá các tính năng gây khó hiểu, trong khi người dùng chỉ sử dụng tính năng chụp và chia sẻ ảnh”. Mặc dù ứng dụng phức tạp đã làm khiến họ tiêu tốn nhiều tháng để phát triển.
Tất nhiên, rất nhiều CEO nghĩ rằng, họ nên bày ra một bữa tiệc thịnh soạn và họ sẽ tập trung khai thác những món được ưa chuộng nhất. Điều này thật hợp lý, nhưng hãy làm một sản phẩm hữu dụng tối thiểu(MVP), và hoàn hảo không có lỗi để nắm giữ trọn vẹn trải nghiệm của người dùng. Groupon thời gian đầu khi chưa có website, chỉ dùng email để gửi những file PDF họ soạn bằng tay đến từng khách hàng, MVP của Dropbox chỉ là một đoạn video ngắn mô tả hành vi sử dụng của người dùng. Vậy tại sao bạn phải nhồi nhét quá nhiều ý tưởng vào bản đầu tiên?
- Áp dụng tinh thần Agile
Sau khi đã có một vài ý tưởng theo hướng tinh gọn, cũng là lúc liệt kê ra các tính năng và xây dựng chúng. Sai lầm lớn nhất là áp dụng qui trình “thác nước” (waterfall). Ông Nguyễn Hữu Bình, CEO Applancer nói: “Khi áp dụng qui trình thác nước, họ sẽ phải liệt kê các yêu cầu, hiện thực hóa chúng lên mockup và wireframe, rồi các designer sẽ theo đó để thiết kế các mẫu đồ họa cùng với các kỹ sư sẽ bắt đầu lập trình bản prototype. Nghe có vẻ hợp lý, nhưng vấn đề ở chỗ, ứng dụng di động quan trọng nhất là trải nghiệm, trải nghiệm lại thuộc về tâm lý và cảm xúc con người, không ai giống ai, như thế rất khó dự đoán được số đông họ sẽ sử dụng sản phẩm của bạn theo cách nào là hoàn hảo nhất. Vì vậy việc đưa tất cả những yêu cầu vào phiên bản đầu tiên của ứng dụng chỉ khiến cho thời gian hoàn thành sản phẩm của bạn kéo dài, gia tăng ngân sách mà không chắc chắn được chúng có hữu dụng hay không”.
Khi áp dụng tinh thần Agile, bạn sẽ phải có cơ chế theo dõi thông tin và đánh giá thông tin nhằm cải tiến liên tục, vài tuần một phiên bản, dữ liệu đầu vào cho việc cải tiến là việc phân tích hành vi và phản hồi của họ. Có rất nhiều công nghệ giúp ích cho việc này như Google Analytic, App Annie…
- Hoàn chỉnh UX có thể tương tác trước
Một trong những lý do mà những lập trình viên thường xuyên phải sửa code của họ là sự khác biệt trong trải nghiệm trên bản thiết kế wireframe và trải nghiệm trên thiết bị. Trải nghiệm không có nghĩa là những bản thiết kế có màu sắc và hình dáng hoàn chỉnh, mà chính là cách người sử dụng dùng app. Vì vậy, nếu mockup của bạn có thể tương tác, như việc bấm nhút, chạm, kéo, quẹt tay, hoặc các hiệu ứng di chuyển giao diện trên màn hình mang lại cảm nhận sử dụng gần nhất có thể sẽ giúp hạn chế tối đa việc sửa code lập trình sau này. Đặc biệt trong ứng dụng mobile, mỗi sự thay đổi sẽ phải diễn ra trên tất cả các nền tảng mà ứng dụng đó hỗ trợ(iOS, Android, WinPhone…)
Có rất nhiều công cụ hỗ trợ bạn thiết kế mockup có hỗ trợ tương tác như UXPin, proto.io, UX Tools, UXShare. Chỉ với các thao tác kéo thả, trong tích tắc bạn sẽ tạo được bản mockup có thể tương tác được.
- Xây dựng từng nền tảng một cách tuần tự
Các công ty thường nghĩ rằng, ứng dụng của họ sẽ phải có mặt đầy đủ cùng một lúc trên các nền tảng để tránh thất thoát người dùng và tiết kiệm chi phí marketing. Điều này cũng tốt nếu như bạn có một nguồn tài chính và nhân sự vô hạn.
Tốt hơn, bạn hãy hoàn thiện một phiên bản đầu tiên cho 1 hệ điều hành trước, Android hay iOS cũng được, bởi ngay cả khi đã được cài vào máy người dùng, ứng dụng cũng đã trải qua hàng tá sự thay đổi tính năng (đặc biệt khi có tinh thần Agile và tinh gọn), nếu như bạn làm cùng lúc nhiều OS, tất cả OS khác cũng phải thay đổi theo dẫn đến hao tổn chi phí không cần thiết.
Hầu hết các ứng dụng nổi tiếng như Facebook, Viber, Angry Bird…đều phát hành tuần tự từng OS một.
- Dự toán trước mức giá thành của dự án
Sẽ tốt hơn rất nhiều nếu bạn dự toán được chi phí cho việc xây dựng ứng dụng kể cả khi bạn đang sở hữu một đội phát triển ngay trong công ty. Nó giúp bạn quy hoạch được số lượng, cấu trúc nhân sự và thời gian thi công hiệu quả.
Việc này thật dễ dàng nếu dự án của bạn đang thuê ngoài cho một cty chuyên gia công ứng dụng hoặc đang kêu gọi đấu thầu trên các sàn giao dịch gia công ứng dụng như Applancer. Nhưng làm thế nào để dự toán mức giá của chúng cho thật chính xác khi bạn không thuê ngoài gia công?Giải pháp là hãy tham khảo giá gia công của các dự án có ý tưởng tương tự hiện đang liệt kê trên các sàn giao dịch việc làm tự do như oDesk, Elance, rồi lọc ra các dự án mobile, hoặc sàn chỉ chuyên giao dịch app mobile như Applancer….điều này sẽ giúp bạn ước lượng chính xác giá thành sản xuất cũng như thời gian thi công.
- Phân bổ đúng số lượng nhân sự
Đừng nghĩ rằng càng nhiều nhân sự tham gia vào dự án thì sẽ càng nhanh.
Lý do là vì các tính năng trong ứng dụng mobile được chia theo luồng liên tục, và các luồng này bị giới hạn hiển thị trong màn hình nhỏ hẹp, không cồng kềnh, nhiều tính năng và màn hình như PC software. Hơn nữa, càng nhiều nhân sự, bạn sẽ phải đầu tư trang thiết bị làm việc cho mỗi người bao gồm cả thiết bị test vốn rất đắt đỏ, đặc biệt là máy Mac và iDevices(iPhone, iPad) nếu như làm cho iOS. Và rất hay có những ứng dụng đòi hỏi phải thường xuyên dùng máy thật, không thể dùng giả lập. Ông Bùi Hải An, nhà đồng sáng lập Silicon Strailt Saigon, một công ty outsourcing nổi tiếng tại Việt Nam chia sẻ: “Chúng tôi huy động khoảng 1 developer cho 1 platform khi làm bản MVP”
Ngay cả các ứng dụng có độ phức tạp cao như Notes Plus và INKredible của nhóm Prime Circa nổi tiếng với hàng triệu lượt download (giá bán 9.99$) cũng chỉ huy động từ khoảng 2 developers cho 1 nền tảng.
Theo Applancer
Xem bài gốc tại đây.