Có thể thấy rõ bên cạnh những thuận lợi, cơ hội để phát triển thì Startup Việt hiện nay còn gặp những khó khăn và thách thức không hề nhỏ cản trở sự phát triển.
Tinh thần khởi nghiệp tại Việt Nam đang diễn ra sục sôi ở mức độ cao nhất mà bất kỳ ai có thể kỳ vọng tại đất nước này. Dẫu vậy trong thế kỷ 21, thuật ngữ về khởi nghiệp (startup) vẫn gây bối rối với nhiều người.Ở riêng Việt Nam, ngoài những thách thức vể chuẩn mực văn hóa, tiếp cận vốn, các startup còn cần phải đối mặt với thử thách tìm kiếm nhà tư vấn…
Niềm tin Khổng giáo ăn sâu vào gốc rễ
Một trong những thách thức về văn hóa đối với startup Việt Nam là niềm tin với Khổng giáo vốn đã ăn sâu vào gốc rễ. Điều này có nghĩa là người Việt luôn tránh né việc phản đối ý kiến của những người ở cấp vị cao hơn mình và thường bắt chước, sao chép những mô mình đã được thử nghiệm trước đó.
Tìm kiếm các nhà đầu tư
Bên cạnh đó là vấn đề tiếp cận vốn. Chưa kể đến những quy tắc về kinh doanh phức tạp, ở đây còn tồn tại sự không kết nối giữa những công ty “có tuổi” và những công ty mới. Điều này gây ra khó khăn không nhỏ trong quá trình các startup tiếp cận với những nhà đầu tư thiên thần.
Một trong những nhà sáng lập của Hatch! là người gốc San Francisco có tên Aaron Everhart chia sẻ: “Hiện nay không có bất kỳ mạng lưới nhà đầu tư thiên thần nào tại Việt Nam để cung cấp lượng vốn dưới 100.000 USD. Một khi đã nỗ lực tiếp cận với tất cả nguồn lực từ gia đình, bạn không thể tìm được nguồn vốn ở đâu khác nữa. Bạn không thể đi vay tiền hay tìm tới các quỹ đầu tư hay nhà đầu tư tư nhân, họ không muốn những thỏa thuận nhỏ như vậy”.
Mặc dù vậy, Everhart vẫn lạc quan rằng các doanh nhân Việt sẽ tìm được nguồn vốn hỗ trợ cần thiết để biến ý tưởng của họ thành hiện thực.
“Tôi luôn có niềm tin mãnh liệt rằng tiền sẽ luôn chạy theo các cơ hội. Nếu bạn có một đội ngũ tuyệt vời, nền tảng tốt, ý tưởng hay và bạn chắc chắn rằng mình có một thị trường tiềm năng, tiền sẽ tự tìm tới bạn, đó không phải vấn đề”, anh khẳng định.
Nguồn nhân lực còn hạn chế
Tuy thế nguồn nhân lực của người Việt vẫn còn hạn chế về trình độ và kỹ năng nên đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế nhất là trong các công ty mới bắt đầu xây dựng.
Ngoài ra, Everhar cũng lạc quan về nguồn lực con người ở Việt Nam. “Việt Nam có nhiều người trẻ tuổi luôn sẵn sàng dấn thân, không sợ những khó khăn, thử thách. Họ giống như những cái cây bị giẫm đạp lên nhiều lần nhưng sau đó vẫn bật lên mạnh mẽ”.
Đó là những mặt hạn chế và thách thức của các Startup Việt hiện nay. Chưa thể thay đổi và khắc phục ngay được những hạn chế này nhưng các Startup hãy tìm ra hướng đi đúng đắn cho mình để phát triển.