Khởi nghiệp, bắt đầu Startups lại sau mùa dịch Covid là điều không hề dễ dàng chút nào. Nhưng mọi việc sẽ bớt khó khăn hơn nếu bạn thử một trong 3 ngành nghề sau đây.
Ngành công nghệ không tiếp xúc
Một trong những cơ hội kinh doanh quan trọng nhất liên quan trực tiếp đến một trong những vấn đề phổ biến nhất trong thời đại COVID-19: nguy cơ lây truyền vi rút trong các không gian chung như cửa hàng bán lẻ.
Nhiều cửa hàng tạp hóa và các doanh nghiệp khác đã nâng cấp hệ thống điểm bán hàng của họ, cho phép khách hàng thanh toán bằng điện thoại thông minh hoặc thẻ không tiếp xúc trước khi đại dịch COVID-19 bùng nổ.
Laura Kennedy, chuyên viên phân tích bán lẻ hàng đầu tại công ty nghiên cứu CB Insights, cho biết năm nay có nhiều sự quan tâm hơn đến các hệ thống “không cần thu ngân” như hệ thống được sử dụng tại các cửa hàng Amazon Go.
Các công ty cũng đang phát triển nhiều tùy chọn tự phục vụ hơn, chẳng hạn như máy bán hàng tự động “thông minh” của Vengo Labs và ki-ốt hỗ trợ giọng nói của Valyant AI, cho phép khách hàng đặt hàng mọi thứ, từ salad đến các mẫu mỹ phẩm mà chỉ cần tiếp xúc tối thiểu.
Kennedy cho biết mặc dù trước đây có rất nhiều lời phóng đại xung quanh những công nghệ này, nhưng đại dịch đã đẩy nhanh các xu hướng hiện có. Và các nhà bán lẻ sẽ tiếp tục áp dụng các phương án nhằm tăng tốc độ giao dịch và cung cấp cho khách hàng nhiều cách mua sắm hơn.
Khởi nghiệp với ngành căm sóc sức khỏe trực tuyến
Vốn là một ngành đang phát triển, telehealth, tạm dịch chăm sóc sức khỏe trực tuyến, nhanh chóng nổi lên như một giải pháp thay thế thiết thực cho các cuộc hẹn không cần thiết với bác sĩ, nhất là đại dịch bùng phát dẫn đến các quy định mới về việc thăm khám trực tiếp.
Ngay cả sau khi vắc-xin cho coronavirus sẵn sàng, những người đã sử dụng những dịch vụ telehealth có thể sẽ tiếp tục sử dụng chúng vì những lợi ích thuận tiện mà chúng mà lại.
Chỉ trong khoảng thời gian sáu tuần từ tháng 2 đến tháng 4, các công ty startup trong lĩnh vực này đã huy động được 190 triệu USD. Theo báo cáo tháng 8/2020 của công ty nghiên cứu thị trường IBISWorld, doanh thu của các công ty trong ngành dịch vụ này đạt 3,2 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng 8,3%/năm trong vòng 5 năm tới.
Ngành này bao gồm chăm sóc ban đầu ảo, trị liệu từ xa, công nghệ bảo hiểm y tế, dịch vụ dược, bộ dụng cụ xét nghiệm tại nhà cũng như các thiết bị và ứng dụng để theo dõi bệnh nhân từ xa.
Mặc dù các công ty trong ngành dịch vụ này phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về quyền riêng tư của bệnh nhân và vượt qua kiểm duyệt thiết bị y tế, các chuyên gia dự đoán telehealth sẽ trở thành quy trình tiêu chuẩn đối với nhiều nhà cung cấp.
Startup cùng ngành nghề liên quan đến công nghệ giáo dục
Theo một báo cáo vào tháng 9 của CB Insights, đại dịch buộc các trường học phải số hóa nhanh chóng và học trực tuyến có thể sẽ vẫn là một thành phần cốt lõi của giáo dục ngay cả sau khi các lớp học tại trường mở cửa.
Theo một cuộc khảo sát của công ty phát triển phần mềm Rootstrap, doanh thu của các công ty công nghệ giáo dục cũng tăng trung bình hơn 300% từ tháng 3 đến tháng 7.
Các công ty này bao gồm các nền tảng quản lý nơi giáo viên có thể thiết kế bài giảng và theo dõi sự tiến bộ của học sinh, dịch vụ gia sư trực tuyến, các công cụ bổ sung như trò chơi toán học và nhiều khóa học trực tuyến miễn phí (MOOC) cho giáo dục đại học.
Ví dụ, Outschool, cung cấp các khóa học trực tuyến cho trẻ em từ 3 đến 18 tuổi, đã ghi nhận 37.000 học sinh mới chỉ trong hai tuần cuối tháng 3, theo số liệu của công ty.
Tuy nhiên, những mặt trái của công nghệ có thể cản trở việc áp dụng các công nghệ mới, chẳng hạn như lo ngại về quyền riêng tư, chi phí cao cho các học khu vốn đã eo hẹp về tiền mặt và khả năng truy cập: Học sinh không thể học trực tuyến nếu họ không có thiết bị cá nhân và Internet ổn định để kết nối. Tuy nhiên, một năm học trực tuyến với khó khăn ở nhiều mặt có thể sẽ tiếp tục đẩy mạnh nhu cầu cho các giải pháp công nghệ giáo dục đáng tin cậy hơn.
Bạn hãy thử 3 ngành dịch vụ trên đây để bắt đầu lại sự nghiệp Startup của mình sau đại dịch Covid 19 nhé. Chúc bạn thành công!
Nguồn bài tham khảo: Cafebiz.vn