10 yếu tố gây nghiện bất ngờ của trò chơi do người Việt tạo nên: Flappy Bird

Chắc hẳn hiện giờ ai ai cũng đã nghe đến cái tên trò chơi Flappy Bird. Trò chơi này đánh bại các ứng dụng khác để trở thành ứng dụng số 1 trên chợ ứng dụng của iOS tại hơn 100 nước. Flappy Bird là sản phẩm của một người làm game sống tại Hà Nội. Anh chàng người Việt này đã làm bất ngờ cả thế giới như những gì mà Supercell và Rovio từng làm được. Và điều thú vị là anh Nguyễn Hà Đông đã chẳng bắt chước một ông lớn nào để tạo ra cú hích cho mình.

Hãy cùng nhìn lại cơn bão mà Rovio đã tạo ra với Angry Birds cách đây vài năm. Tính đến thời điểm đó, Angry Bird đã là game thứ 52 của Rovio. Và kể từ đó, rất nhiều công ty game khác không chỉ bắt chước Angry Birds mà họ còn đúc rút những bài học từ Angry Birds và áp dụng cho game của mình. Bí quyết của Angry Bird chính là: Có nhiều mức độ để thử thách người chơi, có hệ thống đánh giá theo 3 sao, cho phép người dùng chia sẻ, người dùng phải mua thêm gói để được chơi các bàn cao hơn, và đặc biệt phiên bản Star Wars đã thực sự là 1 cú hích.

Rovio đã thành công trong việc định hình bí quyết thành công của ngành công nghệ game di động. Điều này cũng tương tự đối với Clash Of Clans của Supercell và Candy Crush từ King.
Flappy Bird đã chẳng ứng dụng bất kì 1 bí quyết nào trong danh sách kể trên. Và đó chính là 1 trong những lý do vì sao thế giới đang phát cuồng vì nó. Họ đã chán ngấy tận cổ với những thứ như việc mua thêm đồ hay mua bàn để chơi. Người ta cần thứ gì đó mới lạ và Flappy Bird đã làm được điều này. Flappy Bird đã mang đến những giá trị mới cho cả người thiết kế game lẫn người chơi. Có rất nhiều người cho rằng thành công của anh Đông chỉ là may mắn nhưng tôi tin rằng thông qua thành công của anh, ta có thể nhận ra những điều người chơi thực sự muốn trong năm 2014.

Lý do gì mà những game khác của anh cũng lọt vào top của chợ ứng dụng? Nếu như Flappy Bird vẫn giữ nguyên vị trí đầu bảng của mình thì 2 game khác của anh Super Ball Juggling và Shuriken Block cũng đều lọt vào top 10. Đấy là còn chưa kể đến Ironpants – game bắt chước Flappy Bird tuy chỉ nhận được đánh giá 2 sao so với đánh giá 4 sao của game nguyên bản, cũng ở vị trí thứ 3. Và đừng bỏ qua những game vẫn chưa lên chợ ứng dụng khác trên website .GEARS của anh Đông, bao gồm: Smashing Kitty, Droplet Shuffle và Ninja Assault. Nếu bạn dành thời gian để chơi tất cả các trò chơi này nhiều như tôi, chắc chắn bạn sẽ nhận ra anh Đông thực sự có tài.

smashing-kitty

Dưới đây là phân tích vì sao Flappy Bird thành công vang dội.

1. “Khó xơi”

Chắc hẳn điều đầu tiên bạn cảm nhận được khi chơi Flappy Bird đó là trò chơi này rất khó. Thậm chí có 1 số người còn không qua nổi cột đầu tiên. Khó chơi đến khó chịu, nhưng đây lại chính là điều khiến cho người chơi không cưỡng nổi. Hãy nhìn vào review của người chơi dành cho game này, bạn sẽ thấy được, họ vừa yêu vừa ghét trò chơi này đến điên cuồng như thế nào. Đây có lẽ chính là lý do lớn nhất mang đến thành công cho Flappy Bird. Bản thân trò chơi đã đủ để người chơi phải chia sẻ nó.

2. Đơn giản

Không phải mất mấy phút để học cách chơi giống như những game nổi tiếng khác như Angry Birds, Clash of Clans, rất dễ để hiểu cách chơi Flappy Bird. Bạn có thể đưa iPhone cho ai đó đang đi trên đường và họ có thể chơi cùng bạn ngay tức thì. Và điều này đã bù đắp rất lớn cho độ khó của nó. Cách chơi đơn giản nhưng không hề dễ xơi.

3. Tạo cảm giác có thể phá đảo trò chơi

Có lẽ điểm đáng ghét những cũng là điểm hấp dẫn nhất ở Flappy Bird đó là cảm giác bạn có thể chơi tốt hơn ở lần sau. Điều này không có được khi chơi Angry Bird, thường thì bạn sẽ cảm thấy hài lòng với việc nhận được 2 sao ở mỗi bàn vì dù gì thì bạn cũng đã vượt qua được bàn đó. Nhưng khi chơi Flappy Bird bạn sẽ chẳng bao giờ có được cảm giác hài lòng đó cả.
Đạt được số điểm cao mới? Bạn sẽ đi khoe với tất cả mọi người nhưng rồi ngay sau đó lại cảm thấy thất bại khi phát hiện ra trên mạng có người điểm cao hơn mình. Và rồi bạn sẽ lại cố gắng chơi tiếp và giữ vững niềm tin rằng mình sẽ đạt được số điểm cao hơn vào lần sau.

shuriken-block

4. Không phải mua thêm đồ

Hầu hết những game hiện nay đều phải mua thêm đồ để trang trí cho nhân vật của bạn hay chỉ đơn giản là làm cho việc qua bàn dễ dàng hơn. Với Flappy Bird, bạn chẳng cần phải mua gì hết. Và công nhận là game có nhiều quảng cáo nhưng quảng cáo không hề cản trở gì đến việc chơi game. Nói cách khác bạn có thể chơi Flappy Bird hoàn toàn miễn phí. Đây chính là điều người dùng cần, họ đã chán phát ngấy với việc phải mua thêm đồ.

5. Chỉ có 3 nút

Nếu như bạn để ý thì Flappy Bird chỉ có 3 nút trên màn hình. Tổng cộng có tất cả 7 nút trong toàn bộ trò chơi: Bắt đầu, Sô điểm, Đánh giá, Dừng, Chạm, Okay và Chia sẻ. Trong những trò chơi khác người chơi đứng trước hàng loạt câu hỏi khác nhau như: Bạn có muốn chụp lại màn hình? Bạn muốn chia sẻ số điểm với bạn bè? Bạn muốn vân vân và vân vân. Và đối với Flappy Bird, bạn có thể chơi lại dễ dàng và ngay lập tức mà chả cần phải mất thời gian với mớ câu hỏi vớ vẩn trên.

6. Trọng lực

Nếu như bạn chưa xem bộ phim Gravity thì có lẽ sẽ không hiểu ý tôi ở đây. Nhưng thực tế thì nguyên tắc vật lý trong trò chơi là cần phải được tính toán cẩn thận giúp cho người chơi cảm thấy như mình chính là con chim nhỏ kia. Điều này cũng tương tự như khi bạn chơi Angry Bird hay Clash of Clans. Khi Flappy của bạn bị đập vào ống rồi rơi xuống, một giọng nói nho nhỏ vang lên trong đầu bạn: “Mình lại chết rồi”.

ninjas-assault

7. Điều bạn cần là kĩ năng

Một vài người chỉ đơn thuần là không thể chơi Flappy Bird. Sau vài lần thử thất bại ngay từ cột đầu tiên, họ tức giận đến mức muốn ném quách điện thoại vào tường, game bị gỡ bỏ. Nhưng tất nhiên có cả những điểm sáng với số điểm lên đến 50 hay thậm chí hơn 60. Đây không phải trò chơi bạn có thể bỏ bàn hay có gợi ý để giải câu đố cũng không có những khoảng thời gian giải lao như [Cut The Rope] hay [Fruit Ninja]. Thử thách cứ thế tiếp diễn đối với Flappy Bird. Chỉ những người thực sự có kĩ năng mới có thể chạm đỉnh. Nếu bạn vượt qua được số điểm 10 có nghĩa là bạn đã thực sự biết cách chạm ngón tay và đồng nghĩa với việc biết điều khiển trọng lực trong game. Với Flappy Bird bạn có thể nhận thấy rõ ràng cách chơi của mình như thế nào.

8. Khiến bạn muốn chơi đi chơi lại

Flappy Bird rất khó chơi và bạn có thể chết dễ dàng vì vậy bạn cần phải chơi đi chơi lại cùng 1 bàn đấy nhiều lần. Đây cũng như 1 thói quen xấu nhưng khó bỏ. Chơi Flappy Bird giống như 1 thứ gây nghiện, gần giống như khi bạn ăn cupcake vậy. Ăn thêm 1 chiếc lại càng làm bạn muốn ăn nữa.

super-ball-juggling

9. Nổi tiếng trên chợ ứng dụng

Flappy Bird bị nghi ngờ có sử dụng hack để nổi tiếng như thế trên chợ ứng dụng. Tôi không chắc về tính xác thực của thông tin này nhưng để có thể đạt được vị trí như ngày nay thì chắc chắn không thể chỉ dựa vào những mánh khóe. Vì vậy hiện nay có thể nói Flappy Bird phát triển hoàn toàn tự nhiên. Hãy nhìn vào tất cả những review dành cho trò chơi và bạn có thể thấy rằng Flappy Bird đã rất thành công trong việc khiến cho mọi người vừa yêu vừa ghét nó đến điên cuồng. Flappy Bird giống như là Justin Bieber của trò chơi di động.

10. Không làm theo những gì Candy Crush, Angry Birds, và Clash Of Clans đã làm

Anh Nguyễn Hà Đông đã phá vỡ những lối mòn trong game từ trước đến nay và mở ra 1 con đường mới cho những nhà làm game với thành công của Flappy Bird. Hy vọng chúng ta sẽ còn được chứng kiến nhiều cú hích như thế này trong năm 2014.

droplet-shuffle

Theo TechinAsia