19 điều khiến công việc của bạn từ từ xuống dốc

19 điều, 19 cách ứng xử và làm việc có thể ngay lập tức khiến bạn bị sa thải hoặc từ từ xói mòn uy tín của bạn tại nơi làm việc. Dù bạn có cố tình hay không thì cái kết cuối cùng dành cho bạn vẫn là mất việc, cùng Appota News điểm qua từng yếu tố một nhé.

1 – Không thích ứng được với văn hóa của công ty

Mỗi công ty, doanh nghiệp đều có một văn hóa đặc trưng và không giống nhau. Việc bạn không bắt kịp hoặc không thể hòa nhập với văn hóa của công ty không những khiến bạn không cảm thấy thoải mái tại văn phòng mà còn khó có thể kết hợp làm việc nhóm với đồng nghiệp.

Không thể thích ứng với văn hóa của công ty, đồng nghĩa với việc bạn sẽ có cảm giác bị xa lánh tại văn phòng – nơi bạn dành hơn 8 tiếng mỗi ngày và đó không phải là một điều tốt đẹp gì.

2 – Bào chữa cho bản thân quá nhiều

Việc bào chữa cho bản thân quá nhiều cũng giống như việc bạn đang “đại hạ giá” uy tín của bản thân. Sếp của bạn sẽ không quan tâm tới việc bạn đã làm nó như thế nào, họ chỉ quan tâm tới kết quả bạn có được. Vì thế hãy ngừng bào chữa, không lý do – Sếp của bạn không quan tâm đâu.

Không chịu trách nhiệm về những lỗi lầm và thất bại của bạn là con đường ngắn nhất giết chết công việc của bạn.

3 – Hiệu quả công việc chỉ ở mức hoàn thành

Dù bạn luôn hoàn thành công việc đúng thời hạn nhưng tất cả những gì bạn đang làm, những gì bạn thể hiện chỉ là hoàn thành thì bạn mãi chỉ dừng lại ở mức làm-cho-đủ trong mắt sếp của bạn thôi.

Hãy cho sếp của bạn thấy bạn đang tìm kiếm cơ hội và làm mọi thứ bạn cho là tốt nhất cho công việc hiện tại của mình. Hoàn thành thôi chưa đủ, phải là hoàn thành tốt nhất.

19-dieu-khien-cong-viec-cua-ban-tu-tu-xuong-doc-2

4 – Không giữ lời hứa

Không giữ lời hứa dù trong công việc hay cuộc sống đều sẽ gây dựng cho bạn một hình tượng xấu trong mắt người khác. Có thể bạn không quan tâm nhưng vẫn luôn có một mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa việc uy tín cá nhân và việc tăng lương đúng hạn cũng như thăng chức trong công ty.

5 – Ăn mặc luộm thuộm

Việc ăn mặc luộm thuộm sẽ khiến bạn thiếu chuyên nghiệp trong mắt sếp cũng như các đồng nghiệp. Đó là còn chưa kể tới việc trang phục của bạn sẽ phần nào nói nên con người bạn.

Chẳng ai giao những việc quan trọng cho một người luộm thuộm và không thể tự thu xếp cho cuộc đời của chính mình cả.

6 – Bạn là người bi quan

Bi quan sẽ khiến tinh thần làm việc của cá nhân luôn thấp hơn ngưỡng cho phép. Đặc biệt khi làm việc nhóm, bạn không thể ngừng ca thán, kêu ca về các khó khăn thay vì tìm cách giải quyết sẽ khiến bạn mất điểm trong mắt sếp. Và cái đích mất việc sẽ không còn cách bạn quá xa nữa đâu.

19-dieu-khien-cong-viec-cua-ban-tu-tu-xuong-doc-3

7 – Bỏ qua các mối quan hệ với đồng nghiệp

Hình thành mối quan hệ ngoài công việc với các đồng nghiệp cũng quan trọng như xây dựng các mối quan hệ với cấp trên của bạn. Do đó hãy cố gắng để quen biết và được yêu thích nhiều hơn. Bởi khi đó sẽ có nhiều người sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ bạn khi cần.

8 – Cái tôi của bạn quá cao

Chẳng những trong công việc mà cả các mối quan hệ bên ngoài, việc bạn đặt quá cao cái tôi của bạn thân sẽ tạo nên một rào chắn ngăn bạn với những người còn lại. Vì thế nếu muốn tồn tại và thăng tiến hơn nữa trong công việc bạn nên kiểm điểm lại bản thân xem cái tôi của mình đang ở ngưỡng nào nhé.

9 – Văn hóa viết email của bạn quá tệ

Không cần biết bạn có mối quan hệ thân thiết như thế nào đối với người nhận mail nhưng việc viết mail quá ngắn hoặc lỗ mãng cũng sẽ hạ thấp giá trị của bạn trong mắt người nhận.

10 – Có thói quen trì hoãn

Việc để công việc tới phút cuối mới hoàn thiện sẽ khiến sản phẩm của bạn dễ dàng mắc lỗi và không được dầu tư kỹ càng do phải chạy cho kịp deadline. Và rất có thể, bạn sẽ luôn là người đầu tiên đổ lỗi nếu có sai sót trong công việc.

11 – Không có tinh thần xây dựng

Việc đóng góp những câu nói vô thưởng vô phạt hoặc không có giá trị sẽ khiến bạn không được đánh giá cao, thậm chí là đánh giá thấp tinh thần làm việc.

Hãy chuẩn bị và tìm hiểu về dự án thật kỹ trước thời hạn. Và đừng bao giờ quên chất lượng hơn là số lượng khi chia sẻ ý tưởng.

12 – Không có thói quen đúng giờ

Chậm trễ thường xuyên mang đến cho đồng nghiệp/sếp của bạn cảm giác có điều gì khác quan trọng hơn đối với bạn và bạn không coi trọng đối phương cũng như giá trị thời gian của họ. Điều này sẽ biến bạn thành người thiếu tôn trọng và không quan tâm, không mang lại cho người khác cảnh giác tin tưởng ở bạn.

Luôn nhớ “lịch hẹn có thể muộn nhưng đừng để lý do muộn là bạn”

13 – Nói quá nhiều

Việc nói quá nhiều sẽ khiến người khác cảm thấy bạn thật phiền phức và thiếu sự tin tưởng. Bạn thử tưởng tượng xem nếu có ai đó ở bên cạnh bạn nói không ngừng nghỉ suốt 8 tiếng đồng hồ và chắc chắn sẽ chẳng thể giữ nổi một bí mật dù là nhỏ nhất.

14 – Bạn bỏ qua các email

Không trả lời email trong một khoảng thời gian hợp lý không chỉ gây thất vọng với những người cần phản hồi từ bạn. Điều này sẽ hình thành ý nghĩ rằng họ không có giá trị đối với thời gian của bạn và bạn không chuyên nghiệp.

19-dieu-khien-cong-viec-cua-ban-tu-tu-xuong-doc-4

15 – Bạn cư xử như một người lỗ mãng

Làm tốt công việc không quan trọng bằng việc chẳng ai muốn làm việc với bạn. Hầu hết các nhà quản lý sẽ đánh giá không cao đối với những lao động cư xử lỗ mãng Hãy luôn nhớ rằng, lịch sự là chìa khóa để được lòng cấp trên của bạn.

16 – Không tập trung vào những mục tiêu dài hạn

Giống như câu truyện đẽo cày giữa đường, việc bạn không xác định và tập trung vào các mục tiêu dài hạn sẽ khiến công việc của bạn bị rối tung. Sẽ chẳng thể hoàn thành chứ chưa nói tới việc hoàn thành tốt.

17 – Bỏ qua các mối quan hệ trong ngành

Sẽ là một ngược điểm lớn nếu bạn không kết giao với các mối quan hệ trong ngành. Dù là người mới hay người cũ thì bạn cũng không thể không để tâm tới vấn đề này. Đừng để bản thân rơi vào tình trạng lạc lõng và không có bất cứ sự giúp đỡ trong công việc nào.

18 – Quá ngạo mạn

Chẳng ai muốn kết giao với một người luôn cho mình là biết tuốt, đặc biệt là trong công việc. Chẳng ai quan tâm tới bạn đã trải nghiệm được những gì, mọi người chỉ thấy khó chịu với thái độ dạy-bảo của bạn mà thôi.

19 – Bỏ ngoài tai tất cả những đóng góp của người khác

Nếu cấp trên của bạn yêu cầu bạn thực hiện một số thay đổi, hãy làm như thế dù ngay cả khi bạn cho rằng cách làm cũ vẫn là cách làm tốt hơn. Việc bỏ ngoài tai những đóng góp sẽ khiến bạn trẻ nên thật cứng đầu và khó có thể hợp tác.

(Nguồn AOL)